03/02/2024 19:12
Các tuyến kênh rạch của xã Đông Hải, huyện Duyên Hải đều được phủ rừng bần, mắm.
Theo đó, đã mời gọi các tổ chức trong nước và quốc tế đầu tư phát triển trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh; qua đó, đã trồng mới 50,5ha rừng, vượt 01% kế hoạch; chăm sóc 122,5ha, vượt 5,61%; khoán bảo vệ rừng 3.349ha, đạt 95,95% kế hoạch. Nhờ đó, đến cuối năm 2023, tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đạt 4,15%.
Tuy nhiên, trong năm 2023, do ảnh hưởng của các đợt triều cường kết hợp với sóng to, đã làm sạt lở hơn 31ha rừng phòng hộ ở các xã Đông Hải, huyện Duyên Hải (9,36ha); xã Hiệp Thạnh; xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên (0,096ha); xã Long Hòa, huyện Châu Thành (17,39ha).
Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả từ rừng; đồng thời, thực hiện Kế hoạch số 45-KH/TU, ngày 05/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Chỉ thị số 38-CT/TU, ngày 02/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường công tác trồng, quản lý và bảo vệ cây lâm nghiệp phân tán trên địa bàn tỉnh... Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra chỉ tiêu phấn đấu năm 2024, toàn tỉnh trồng mới 150ha rừng.
Song song với triển khai thực hiện chỉ tiêu trồng mới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng hiện có, sử dụng bền vững, hiệu quả rừng phòng hộ, chú trọng trồng rừng ven biển, ven sông để phòng, chống sạt lở và phòng hộ, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học.
Tiếp tục thực hiện giao đất, giao rừng cho các hộ và cộng đồng quản lý, thực hiện công tác phòng, chống cháy rừng; khuyến khích thực hiện thuê, nhận khoán bảo vệ rừng; hỗ trợ trồng cây lâm nghiệp phân tán gỗ lớn; kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác bảo vệ rừng, nhất là cấp cơ sở.
Tin, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN
Gần 02 năm nay, tình hình trồng cam sành của nông dân Trà Vinh nói riêng và khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung gặp nhiều khó khăn do giá cam giảm sâu và thua lỗ. Tuy nhiên, một thực tế dù người trồng cam sành thua lỗ, nhưng diện tích cam (khoảng 02 năm tuổi) vẫn tiếp tục được nhà vườn mở rộng… Đi tìm bài toán cho giá cam sành hiện nay, một thực tế cho thấy người trồng cam thiếu tính chủ động trong giảm diện tích và “níu giữ” cây cam sành chờ giá!