15/06/2024 20:16
Các Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tham dự cuộc họp ba bên bên lề Đối thoại Shangri La tại Singapore. (Ảnh REUTERS)
Được đánh giá là sự kiện mở ra kỷ nguyên mới về hợp tác giữa ba nước, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn diễn ra tháng 8/2023 tại Trại David (Mỹ) kết thúc với việc ký kết nhiều thỏa thuận quan trọng.
Tháng 6/2024, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản tổ chức phiên thứ 4 đối thoại an ninh kinh tế tại San Diego (Mỹ), chỉ 3 tháng sau phiên trước đó diễn ra tại Busan, Hàn Quốc. Tăng cường hợp tác chuỗi cung ứng và công nghệ mới nổi tiếp tục là những nội dung chính của thảo luận, bên cạnh thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản, trí tuệ nhân tạo (AI)… Đại diện của ba nước cũng chia sẻ những vấn đề về bảo mật dữ liệu tương ứng của mỗi quốc gia, đồng thời cam kết phối hợp các chính sách bảo mật cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Các bên tin rằng, nhờ sự kiện lịch sử, mối quan hệ “tin tưởng và tín nhiệm” giữa ba nước ngày càng thêm sâu sắc.
Quyết tâm cụ thể hóa nội dung hợp tác đã được thống nhất, gần một năm qua, ba nước tích cực triển khai nhiều thỏa thuận và cam kết chung, thúc đẩy liên kết chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực.
Tiếp tục khẳng định nỗ lực nhằm nắm bắt cơ hội để sớm đạt kết quả quan trọng, tháng 6/2024, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản tổ chức phiên thứ 4 đối thoại an ninh kinh tế tại San Diego (Mỹ), chỉ 3 tháng sau phiên trước đó diễn ra tại Busan, Hàn Quốc. Tăng cường hợp tác chuỗi cung ứng và công nghệ mới nổi tiếp tục là những nội dung chính của thảo luận, bên cạnh thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản, trí tuệ nhân tạo (AI)… Đại diện của ba nước cũng chia sẻ những vấn đề về bảo mật dữ liệu tương ứng của mỗi quốc gia, đồng thời cam kết phối hợp các chính sách bảo mật cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Cả Washington, Seoul và Tokyo đang tìm cách tăng cường hợp tác. Nếu trước đây, Mỹ thúc đẩy các mối quan hệ song phương với Hàn Quốc và Nhật Bản - thì giờ đây, ba bên đã có lịch trình thường xuyên cho các cuộc họp và trao đổi, với nội dung đa dạng. Tháng 3 vừa qua, các nhà ngoại giao ba nước đã có mặt tại Washington (Mỹ), thảo luận hợp tác chống lại các mối đe dọa an ninh mạng đang gia tăng.
Trước đó, ba nước có lần đầu đối thoại chính sách viện trợ nhân đạo, thống nhất cùng ứng phó các cuộc khủng hoảng toàn cầu, trong đó có xung đột ở Ukraine và biến đổi khí hậu, cũng như khẳng định tận dụng tối đa thế mạnh của mỗi nước để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực phát triển. Cuối năm 2023, ba nước ký thỏa thuận khung về hợp tác khoa học-công nghệ, nhấn mạnh vai trò quan trọng của hợp tác giữa các viện nghiên cứu.
Sau Hội nghị thượng đỉnh lịch sử hồi tháng 8 năm ngoái, Tổng thống Mỹ J.Biden khẳng định quyết tâm của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đưa hợp tác quốc phòng ba nước lên “mức chưa từng có”.
Bên lề Đối thoại Shangri-La lần thứ 21 vừa diễn ra tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng ba nước nhất trí về kế hoạch tập trận chung mang tên “Freedom Edge” năm nay, với quy mô mở rộng, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, gồm phòng không, hàng hải, chống tàu ngầm và những mối đe dọa dưới nước, cũng như tập trận không gian mạng. Ba nước cũng nhất trí tổ chức thảo luận ba bên về tình hình an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, kỳ vọng đưa ra một khuôn khổ chính sách vào cuối năm nay, trong đó nội dung chính là nỗ lực hợp tác an ninh, nhằm bảo đảm hòa bình và ổn định ở khu vực.
Trong bối cảnh ba nước tăng cường hợp tác hàng hải, tháng 6/2024, các tàu bảo vệ bờ biển của Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc tiến hành cuộc diễn tập ba bên đầu tiên ngoài khơi bờ biển Nhật Bản. Trước đó, Lực lượng bảo vệ bờ biển của ba nước cũng đã ký một thỏa thuận cùng bảo vệ tài nguyên biển, chống đánh bắt trái phép, tiến hành các hoạt động tìm kiếm cứu nạn và cải thiện khả năng thực thi luật hàng hải trong khu vực.
Gần một năm kể từ Hội nghị thượng đỉnh tại Trại David, đã có hơn 50 cuộc gặp, cam kết ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, cho thấy nỗ lực mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực quan trọng. Kết quả đạt được tiếp tục khẳng định quyết tâm của ba nước theo đuổi những thành tựu trong kỷ nguyên hợp tác mới.
Theo nhandan.vn
Theo thống kê mới nhất của Election Lab thuộc Đại học Florida, đến 13 giờ, ngày 28/10, trên toàn nước Mỹ đã có tổng cộng 43.853.849 lá phiếu được bỏ sớm, trong đó 22.360.658 lá phiếu được bỏ trực tiếp.