• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Bảy, ngày 12/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Trang chủ Văn hóa - Thể thao

Diện mạo văn hóa tín ngưỡng và lễ hội dân gian Trà Vinh

06/04/2021 15:07

Trà Vinh là nơi cộng cư của 03 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa. Với những nét đặc trưng riêng biệt, nổi trội, sự đa dạng và khác biệt của văn hóa 03 tộc người này là rất rõ. Tuy nhiên, xuyên qua thời gian, các mối quan hệ xã hội của cư dân 03 tộc người đã tạo nên một diện mạo văn hóa đặc sắc, thể hiện sự đan xen của các mảng màu văn hóa. Trong diện mạo văn hóa dân gian Trà Vinh, có thể thấy một nét khác biệt so với bức tranh văn hóa của các tỉnh, thành Tây Nam Bộ khác ở nét đậm của văn hóa đồng bào Khmer.

 

 

Trong công trình Diện mạo văn hóa tín ngưỡng và lễ hội dân gian Trà Vinh (NXB Văn hóa - Thông tin, 2012), tác giả Trần Dũng và Đặng Tấn Đức cũng đã trình bày những vấn đề chung về diện mạo văn hóa tín ngưỡng và lễ hội dân gian Trà Vinh qua 04 chương.

Chương một, các tác gải đã khái quát về tín ngưỡng và lễ hội dân gian của người Việt ở Trà Vinh. Chương hai là tín ngưỡng và lễ hội dân gian của người Hoa ở Trà Vinh. Chương ba là tín ngưỡng và lễ hội dân gian của người Khmer ở Trà Vinh.

Từ 03 chương có tính chất nền tảng này các tác giả đã vận dụng để nghiên cứu trường hợp cụ thể là Văn hóa dân gian làng ven biển Mỹ Long (thuộc huyện Cầu Ngang - Trà Vinh). Trong 03 chương này, các tác giả đã trình bày cô đọng, súc tích về những nét đại thể của văn hóa dân gian của 03 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa như: tín ngưỡng thờ thành hoàng và Lễ hội đình, tín ngưỡng thờ mẫu và Lễ hội miễu, tín ngưỡng thờ cá voi và lễ hội nghinh Ông của người Kinh ở Trà Vinh; tín ngưỡng thờ ông Bổn và Lễ hội Vu Lan thắng hội, tín ngưỡng thờ ông Bảo và Lễ hội Nguyên Tiêu thắng hội của người Hoa ở Trà Vinh và tín ngưỡng thờ Neakta và Lễ hội Thala, tín ngưỡng thờ Ảrặk và Lễ hội "xây Ảrặk", tín ngưỡng thờ thần Mặt trăng và Lễ hội Ok-Om-Bok của người Khmer ở Trà Vinh…

Với phần hai và phần ba, các tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu Văn hóa dân gian làng ven biển Mỹ Long và Lễ hội cúng biển Mỹ Long trên nhiều bình diện như: kiến họ và văn hóa kiến họ, các làng nghề truyền thống và sản vật chủ yếu, các di tích lịch sử văn hóa, địa danh, tín ngưỡng và lễ hội, nhân vật tiêu biểu, văn học dân gian, ẩm thực đna gian, Nguồn gốc và lễ hội cúng biển Mỹ Long, Miễu bà chúa Xứ, Tổ chức lễ hội chúa miễu và lai lịch các thần, lễ hội cúng biến Mỹ Long…

Ngoài hệ thống tư liệu phong phú được tham khảo trên nhiều nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy, các tác giả còn thực hiện công tác điền dã và có nhiều ảnh chụp tư liệu quý giá, hệ thống hình vẽ, sơ đồ bày trí thờ phượng trong Miễu bà chúa Xứ, hệ thống văn bản chữ Hán được đưa vào công trình kèm theo bản dịch quốc ngữ… nhằm củng cố thêm những luận chứng khoa học được trình bày trong công trình.

Công trình Diện mạo văn hóa tín ngưỡng và lễ hội dân gian Trà Vinh là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng cho việc nhận diện những đặc trưng văn hóa tín ngưỡng và lễ hội dân gian Trà Vinh, từ đó cung cấp cơ sở khoa học cho những định hướng giữ gìn và phát triển vốn văn văn hóa dân gian giàu bản sắc ở Trà Vinh trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa; đồng thời đóng góp tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và giới thiệu, quảng bá hình ảnh con người, vùng đất Trà Vinh xưa và nay.

TRẦM THANH TUẤN

(1)

Tin liên quan

Phong trào yêu nước của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh (1930 - 2010)

25/03/2021 09:00

Phong tục, nghi lễ và tranh ký tự dân tộc Khmer Nam Bộ

23/02/2021 13:24

Dân tộc Khmer là một trong những dân tộc thiểu số có số dân đông của Việt Nam với trên 1,3 triệu người, chủ yếu sinh sống ở đồng bằng sông Cửu Long (nhất là ở 02 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng). Dân tộc Khmer có lịch sử lâu đời, với đời sống văn hóa tinh thần phong phú và đặc sắc.

Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ- công trình nghiên cứu tâm huyết của nhà nghiên cứu Sang Sết

06/01/2021 05:25

Trong quá trình cộng cư lâu dài giữa 03 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa ở Nam Bộ, những tiếp nhận bổ sung văn hóa giữa 03 dân tộc đã diễn ra mạnh mẽ. Có thể nói nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ, là loại hình nghệ thuật thể hiện rõ nét sự giao lưu văn hóa này giữa dân tộc Khmer và dân tộc Kinh - Hoa. Dù kê - loại hình kịch hát dân tộc độc đáo của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long mà người Campuchia gọi là “Lkhôn Ba Sắc” (kịch hát ở vùng Ba Sắc, Sông Hậu).

Liên kết hữu ích
  • SBT Địa lí 11 Cánh Diều
TIN CÙNG MỤC

LỊCH SỬ SANG TRANG!

BÂNG KHUÂNG MÙA PHƯỢNG

TRẦN VĂN THÁI

  • Hội Văn học Nghệ thuật tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
  • Đoàn Việt Nam xếp thứ Nhất Giải vô địch Muay châu Á
  • Phú Quốc vào top 03 hòn đảo đẹp nhất châu Á - Thái Bình Dương năm 2025
  • Công an tỉnh Trà Vinh trao giải bóng chuyền lần thứ XXVI năm 2025
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.