24/11/2022 20:55
Thiếu tướng Nguyễn Việt Hùng, Phó chính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng; Thiếu tướng Lê Xuân Sang, Phó cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam; Đại tá Phạm Mạnh Thắng, Phó cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng đồng chủ trì họp báo.
Tham dự họp báo có Trung tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Chính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Cơ quan Thường trực Ban Tổ chức Triển lãm; đại diện lãnh đạo Vụ Thông tin báo chí, Bộ Ngoại giao; đại diện một số cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng; đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí.
Theo đó, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 (Viet Nam Defence 2022) từ ngày 08 - 10/12 tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội.
Triển lãm nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại về quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; quảng bá, tuyên truyền năng lực, tiềm lực công nghệ, vũ khí trang bị do ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam sản xuất đến bạn bè quốc tế và nhân dân trong nước; tạo điều kiện để các quốc gia, các công ty, doanh nghiệp trong nước, quốc tế giới thiệu, trưng bày sản phẩm, tìm kiếm cơ hội mở rộng hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
Bên cạnh đó, triển lãm góp phần tăng cường hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng, đa dạng hóa các kênh hợp tác mua sắm, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ để sản xuất trang bị kỹ thuật, trang bị hậu cần đáp ứng yêu cầu của các lực lượng vũ trang; tìm hiểu xu hướng phát triển của vũ khí, trang bị kỹ thuật trên thế giới để đề xuất, lựa chọn mua sắm, sản xuất, cải tiến vũ khí trang bị cho quân đội và tìm kiếm cơ hội xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng.
Tính đến thời điểm hiện tại đã có 45 đoàn chính thức đăng ký sang thăm Việt Nam và dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022; đây là khách mời của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Tư lệnh Hải quân, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân và Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng...
Khu vực triển lãm có tổng diện tích hơn 50.000m2, bao gồm phần trưng bày trong nhà và ngoài trời. Đến nay, 170 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến từ 30 quốc gia trong khu vực ASEAN, châu Á, châu Âu, châu Mỹ đăng ký có gian hàng trưng bày tại triển lãm các phương tiện chiến đấu, giải pháp công nghệ, vũ khí, trang bị sử dụng cho lực lượng hải quân, lục quân, phòng không-không quân, tác chiến không gian mạng và các trang thiết bị hậu cần, kỹ thuật. Trong khu vực triển lãm, Ban Tổ chức cũng bố trí khu vực không gian văn hóa, không gian ẩm thực, khu trưng bày “Kinh tế - quốc phòng trong kỷ nguyên công nghệ số” để trưng bày các mốc son tiêu biểu của QĐND Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử gắn với phát triển kinh tế - xã hội; kết nối với Triển lãm không gian mạng.
Hằng ngày, triển lãm mở cửa từ 9 giờ đến 18 giờ với các hoạt động chính như: Lễ khai mạc; lực lượng không quân và đặc công QĐND Việt Nam biểu diễn chào mừng; hội thảo chuyên đề, ký kết, trao đổi, gặp gỡ giữa các đối tác; trưng bày giới thiệu văn hóa, đất nước, con người và QĐND Việt Nam; biểu diễn các chương trình nghệ thuật; bắn pháo hoa tầm thấp...
Tại họp báo, Thiếu tướng Nguyễn Việt Hùng, Thiếu tướng Lê Xuân Sang và Đại tá Phạm Mạnh Thắng đã trả lời một số câu hỏi của phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí Việt Nam và cơ quan thông tấn báo chí nước ngoài thường trú tại Hà Nội về công tác tổ chức, lễ tân, y tế... tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022.
Theo QĐND
Sau gần 15 năm (2010 - 2024), triển khai thực hiện Chỉ thị số 590-CT/ĐUQSTW, ngày 04/10/2010 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong Quân đội (Chỉ thị số 590), cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, đảng viên, quân nhân trong toàn lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Trà Vinh nhận thức tốt về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Chế độ, nề nếp, chất lượng hiệu quả hoạt động của Hội đồng quân nhân và các tổ chức quần chúng bảo đảm ổn định, tạo được sự chuyển biến rõ nét cả về nhận thức và tổ chức, dân chủ ngày càng được mở rộng, kỷ luật, kỷ cương được giữ vững.