18/11/2020 13:05
Nhìn lại chặng đường phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam hơn 10 năm qua, hạ tầng cảng biển đã được phát triển về nhiều mặt, là động lực quan trọng giúp kinh tế biển ngày một khởi sắc. Hệ thống cảng biển Việt Nam cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu luân chuyển hàng hóa vận tải bằng đường biển, phục vụ tích cực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển nói riêng và cả nước nói chung; góp phần quan trọng cho quá trình hội nhập quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo động lực thu hút, thúc đẩy các ngành kinh tế, công nghiệp liên quan cùng phát triển. Cụ thể:
Phát triển mạnh mẽ về quy mô và năng lực: một trong những thành tựu đạt được của hệ thống cảng biển Việt Nam là đã cơ bản hình thành mạng lưới cảng biển trên toàn quốc với các cảng biển có chức năng khác nhau, bao gồm: cảng biển tổng hợp quốc gia, cảng địa phương, khu vực, cảng cửa ngõ quốc tế cho các vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Đến nay, các cảng tổng hợp trọng điểm đã được năm đầu tiên triển khai thực hiện quy hoạch lần thứ nhất, hệ thống cảng biển Việt Nam đã tăng lên 4,4 lần về chiều dài bến cảng (năm 2000 đạt khoảng 20.000m, năm 2010 đạt khoảng 41.000m, hiện nay đạt 87.550m).
Gắn liền với các trung tâm, các vùng kinh tế lớn của cả nước đã hình thành các cảng biển lớn với vai trò là đầu mối phục vụ xuất, nhập khẩu hàng hóa và tạo động lực phát triển toàn vùng, như: cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc; cảng biển Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; cảng biển Cần Thơ, An Giang gắn với vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long. Một số cảng biển đã và đang được đầu tư với quy mô hiện đại, mang tầm vóc quốc tế như cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu, cảng biển Hải Phòng. Các cảng này đã và đang thực hiện vai trò cảng cửa ngõ quốc tế và đảm nhận chức năng trung chuyển.
Các bến cảng được chú trọng, cải tạo, nâng cấp để tiếp nhận các tàu có trọng tải ngày càng lớn hơn. Hầu hết các cảng tổng hợp đầu mối khu vực đã được đầu tư mới và cải tạo, nâng cấp cho phép tiếp nhận tàu có trọng tải 30.000 - 50.000 DWT và lớn hơn, phù hợp với xu thế phát triển của đội tàu biển thế giới. Nhiều bến cảng đầu tư mới với quy mô hiện đại cho phép tiếp nhận tàu trọng lớn đến hàng trăm nghìn tấn như bến cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) tiếp nhận tàu 160.000 -194.000 DWT, bến cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) tiếp nhận tàu 100.000 DWT giảm tải. Đây là cơ sở quan trọng, khẳng định năng lực cảng biển Việt Nam, tạo tiền đề để các hãng tàu sử dụng cảng biển Việt Nam làm mắc xích trong chuỗi vận tải toàn cầu. Từ đó, các hãng tàu hàng đầu thế giới có thể thiết lập các tuyến vận tải trực tiếp từ cảng Cái Mép - Thị Vải đến Mỹ và châu Âu, dần hình thành khu cảng cửa ngõ, đầu mối mang tính chất trung chuyển quốc tế của Việt Nam.
Lần đầu tiên tại Việt Nam, các bến cảng chuyên dùng vận tải hành khách đã được quan tâm đầu tư xây dựng tại Hòn Gai (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang). Khi các bến cảng này hoàn thành cho phép tiếp nhận tàu khách quốc tế có khối lượng đến 225.000 GT, bước đầu đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách du lịch quốc tế bằng đường biển.
VHP
Sáng 19/11, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 cho biết, ngư dân Võ Văn Út (sinh năm 1962, quê ở huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) thuyền viên tàu cá KG95960TS bị tai nạn trên biển, được cán bộ, chiến sĩ Tàu CSB8021, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 hỗ trợ cấp cứu, đang trên hải trình vào bờ để tiếp tục điều trị.