10/11/2020 09:03
KỲ 1:
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (năm 2007) đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về “chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” với mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, đảm bảo vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh.
Đến nay, sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09, lĩnh vực kinh tế hàng hải đã có bước phát triển đáng kể, giá trị sản lượng của ngành vận tải biển, dịch vụ cảng biển và đóng tàu liên tục gia tăng. Cụ thể, tốc độ tăng trong giai đoạn 2007-2010 khoảng 22%/năm; giai đoạn 2011-2017 khoảng 13%/năm. Đội tàu biển trong nước, tính đến hết tháng 11/2018, có tổng trọng tải khoảng 7,8 triệu tấn, đứng thứ 4 trong ASEAN và thứ 30 trên thế giới. Sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển tăng bình quân khoảng 10 - 11%/năm, container tăng bình quân 14 -15%/năm (năm 2018 đạt khoảng 524 triệu tấn).
Trong tổng thể lĩnh vực kinh tế hàng hải, hệ thống cảng biển Việt Nam đã đạt được những bước phát triển mạnh mẽ và có sự đóng góp đáng kể vào các mục tiêu phát triển kinh tế biển, đồng thời cũng còn những bất cập cần phải khắc phục trong giai đoạn tới.
Cả nước hiện có 45 cảng biển đang hoạt động, trong đó có 02 cảng biển loại IA (cảng cửa ngõ quốc tế), 12 cảng biển loại I (cảng tổng hợp đầu mối khu vực), 18 cảng biển loại II (cảng tổng hợp địa phương), 13 cảng biển loại III (cảng dầu khí ngoài khơi). Hệ thống cảng biển bao gồm 272 bến cảng với khoảng 92,2km chiều dài cầu cảng, tổng công suất thiết kế khoảng 550 triệu tấn hàng/năm.
Hệ thống cảng biển Việt Nam được chia thành 06 nhóm cảng biển. Nhóm 1, gồm các cảng biển phía Bắc (từ Quảng Ninh đến Ninh Bình); nhóm 2: các cảng biển Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh); nhóm 3: các cảng biển Trung Trung Bộ (từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi); nhóm 4: các cảng biển Nam Trung Bộ (từ Bình Định đến Bình Thuận); nhóm 5: các cảng biển Đông Nam Bộ (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu); nhóm 6: các cảng biển đồng bằng sông Cửu Long).
VHP
Thường xuyên thực hiện nhiệm vụ dài ngày trên biển, trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thời gian qua, với sự quan tâm đầu tư của cấp trên cùng nội lực, ý thức, trách nhiệm của mình, cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 (BTL Vùng CSB 3) luôn chú trọng thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm (Cuộc vận động 50) bảo đảm đáp ứng tốt mọi nhiệm vụ được giao.