02/11/2023 11:06
Đại biểu Trần Quốc Tuấn trả lời phỏng vấn phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV). (Ảnh: VTV)
Theo đại biểu Trần Quốc Tuấn, trong thời gian hiện nay, nền kinh tế thế giới gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong 09 tháng đầu năm 2023, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều hiệu ứng tích cực, có nhiều điểm sáng.
Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức; cả ba động lực phục vụ phát triển kinh tế của Việt nam đều đạt thấp, đó là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng. Trong 12 nhóm giải pháp chủ yếu của Chính phủ đề ra nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đại biểu Trần Quốc Tuấn cho rằng có 05 nhóm giải pháp rất quan trọng có yếu tố quyết định cần tập trung:
Thứ nhất, Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ cao nhất, nhằm thu hút vốn đầu tư xã hội tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, chúng ta đã đạt tỷ lệ giải ngân vốn mức đầu tư công khá tốt, 51,4%; tuy nhiên còn 42 bộ ngành, 26 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn mức bình quân của cả nước; do vậy Chính phủ cần có chỉ đạo quyết liệt, cố gắng giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ cao nhất (ít nhất phải đạt trên 95%).
Thứ hai, Cần đẩy mạnh đầu tư tư nhân, bằng cách hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực như vốn vay, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, tiếp cận thị trường tiềm năng, các chính sách tài khóa.
Thứ ba, Phát triển tố thị trường nội địa, Chính phủ cần có gói tín dụng ưu đãi để kích cầu thị trường nội địa, thông qua cho vay tiêu dùng, kích thích sản xuất, tiêu thụ hàng Việt Nam, phát động các chương trình khuyến mãi, giảm giá nhằm làm kích cầu tiêu dùng.
Thứ tư, Khẩn trương hoàn thiện thể chế, cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư để doanh nghiệp thuận lợi hơn trong đầu tư sản xuất kinh doanh; đón luồng doanh nghiệp đầu tư mới sắp đến Việt Nam.
Thứ năm, Thực hiện tốt chính sách xã hội, giải quyết việc làm nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp; đồng thời tiếp tục có chính sách hỗ trợ người có thu nhập thấp để đảm bảo “không ai bị bỏ lại phía sau” theo chủ trương của Quốc hội và Chính phủ.
Trao đổi về việc cán bộ đùn đẩy, né trách, sợ trách nhiệm, đại biểu Trần Quốc Tuấn cho biết, việc cán bộ đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm đã được Quốc hội thảo luận rất kỹ tại Kỳ họp thứ 5 và xác định 02 nguyên nhân dẫn đến cán bộ đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm là: (1) Bản thân người cán bộ bộ đó bị suy thoái, tha hóa, biến chất không muốn làm, (2) Hệ thống văn bản pháp luật còn một số văn bản có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, vướng mắc, bất cập, nhưng chậm được sửa đổi.
Đại biểu Trần Quốc Tuấn thông tin, ngay Kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã đưa nội dung rà soát hệ thống văn bản pháp luật vào Nghị quyết kỳ họp. Đại biểu cho rằng đây là chủ trương rất đúng. Thực hiện chủ trương này, Chính phủ đã cho rà soát tổng công 523 văn bản của 22 lĩnh vực; qua đó đã phát hiện 18/22 lĩnh vực có một số văn bản chứa những nội dung văn bản mâu thuẫn, chồng chéo, vướng mắc, bất cập khó thực hiện hoặc có cách thực hiện khác nhau. Kỳ họp này, Quốc hội, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo rà soát các văn bản của các lĩnh vực khác để kịp thời sửa đổi. Khi đó, chúng ta sẽ có khung hành lan pháp lý để bảo vệ cho những cán bộ dám nghĩ, dám làm.
Đại biểu Trần Quốc Tuấn. (Ảnh: VTV)
Về vấn đề phát triển kinh tế - xã hội từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đại biểu Trần Quốc Tuấn đánh giá, trong bối cảnh khó khăn chung của toàn cầu như hiện nay, nhưng kinh tế Việt Nam đã đạt được những mục tiêu rất đáng trân trọng.
Đạt được kết quả đó, theo đại biểu Trần Quốc Tuấn nhận thấy có 03 bài học kinh nghiệm được rút ra, đó là:
Thứ nhất, Phản ứng chính sách. Phải tiếp cận thực tiễn, sâu sát thực tiễn, nắm chắc được tình hình biến động để nắm bắt kịp thời những phát sinh trong và ngoài nước, từ đó đưa ra những chính sách phù hợp hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp theo hướng khó ở đâu, gỡ ở đấy trong thời gian sớm nhất;
Thứ hai, Luôn phát huy vai trò của người đứng đầu và nâng cao năng lực cán bộ trong thực thi công vụ; vì vai trò người đứng đầu sẽ quyết định cho sự thành công hay thất bại khi thực hiện chủ trương, chính sách;
Thứ ba, Hoàn thiện khung thể chế, khung chính sách để thu hút nguồn lực xã hội tham gia vào phát triển kinh tế của đất nước trong khi nguồn lực ngân sách còn hạn chế.
Báo Trà Vinh Online
Sáng ngày 28/11, tiếp tục chương trình ngày làm việc thứ 28 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) (sửa đổi) dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.