01/01/2022 07:11
Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh là một tất yếu lịch sử, mọi hoạt động của Nhà nước và xã hội ở nước ta được biểu là “sự gắn kết chặt chẽ hoạt động của các lĩnh vực kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh thành một thể thống nhất trên phạm vụ cả nước và từng địa phương, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, các lĩnh vực chủ động tự kết hợp, bổ sung và tạo điều kiện cho nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp quốc gia để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm cho các mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa được thực hiện thắng lợi, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị - xã hội, lợi ích dân tộc luôn ở trong trạng thái tự bảo vệ và được bảo vệ”.
"Kết hợp” theo quan điểm nêu trên phản ảnh nội dung bản chất nhất của sự kết hợp mang tính quy luật ở nước ta trong thời kỳ mới, đó là: Toàn bộ hoạt động xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội phải luôn gắn kết chặt chẽ với tăng cường quốc phòng - an ninh và tăng cường quốc phòng - an ninh với phát triển kinh tế - xã hội là một nhu cầu đòi hỏi tất yếu khách quan. Tính năng động, chủ quan, tự kết hợp các chủ thể kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh là nhân tố quyết định của sự kết hợp đó; vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước là sự bảo đảm cho quá trình thực hiện sự kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh được đúng đắn và đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mục đích của kết hợp là nhằm bảo đảm cho cả kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh đều phát triển một cách cân đối, hài hòa, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp quốc gia để thực hiện thắng lơi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: “Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại với quốc phòng, an ninh và giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại” (Đảng Cộng sản Việt Nam; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (tập I); Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021, trang 157).
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI cũng nêu rõ: “Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh; quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống công trình có tính lưỡng dụng cao” (Tỉnh ủy Trà Vinh; Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; trang 124, 125).
Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI trên cơ sở các quan điểm:
Một là, phải toàn diện, cơ bản, lâu dài ngay từ trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh trên phạm vi, từng ngành và từng địa phương.
Hai là, phải tập trung có trọng điểm và các địa bàn chiến lược (vùng biển và ven biển, vùng có đông đồng bào dân tộc, tôn giáo); những ngành, những lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội quan trọng của tỉnh (kinh tế nông nghiệp, kinh tế biển, các khu kinh tế, khu công nghiệp; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành giao thông, bưu chính - viễn thông…).
Ba là, phải có phương án, kế hoạch sẵn sàng điều chỉnh thích ứng với thời chiến và ứng phó thắng lợi với các tình huống phức tạp xảy ra, hạn chế tổn thất, thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh… gây ra.
Bốn là, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, vai trò tham mưu của các cơ quan chức năng và hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ, thích hợp, sát thực tế tình hình của địa phương.
Về mục tiêu: Khai thác, huy động và sử dụng mọi tiềm năng của mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh làm cho kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh đều phát triển một cách cân đối, hài hòa và vững chắc, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của tỉnh, thực hiện thắng lợi mục tiêu: “…Tăng cường tiềm lực lực quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu Trà Vinh đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2025, là tỉnh phát triển trong nhóm đầu của khu vực đồng bằng sông Cửu Long trước năm 2030” (Tỉnh ủy Trà Vinh; sách đã dẫn; trang 75).
Về nội dung và phương thức kết hợp:
(1) Kết hợp theo vùng, bao gồm: vùng phát triển kinh tế biển; vùng phát triển kinh tế nông nghiệp; vùng phát triển kinh tế đô thị; vùng biển và ven biển, vùng có đông đồng bào dân tộc, tôn giáo. Về nội dung kết hợp:
+ Kết hợp trong xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng tiềm lực, thế trận quốc phòng - an ninh.
+ Kết hợp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với xây dựng khu vực phòng thủ then chốt, các cụm chiến đấu liên hoàn, các xã, phường chiến đấu trong từng địa bàn của huyện, thị xã, thành phố và của tỉnh.
+ Kết hợp quá trình phân công lại lao động, phân bổ lại dân cư với tổ chức xây dựng và điều chỉnh sắp xếp bố trí lại lực lượng quốc phòng - an ninh.
+ Kết hợp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội với xây dựng các công trình quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự, trang thiết bị… đảm bảo mỗi công trình đều có tính “lưỡng dụng” cao, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh.
+ Kết hợp xây dựng cơ sở chính trị, kinh tế - xã hội vững mạnh toàn diện, rộng khắp với xây dựng các căn cứ chiến đấu, hậu cần, kỹ thuật và hậu phương vững chắc.
(2) Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu của tỉnh, như: kết hợp trong nông lâm, ngư nghiệp; trong công nghiệp, xây dựng; trong giao thông - vận tải, bưu chính - viễn thông; khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo.
Để thực hiện tốt các quan đỉểm, mục tiêu, nội dung, phương thức kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh cần thực hiện tốt các giải pháp sau đây:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý nhà nước các cấp.
+ Đối với các cấp ủy Đảng: (1) Thường xuyên nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, kịp thời cụ thể hóa bằng chương trình, kế hoạch quyết định... sát hợp với tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị để lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh một cách đúng đắn, thường xuyên và hiệu quả. (2) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện. (3) Tổ chức sơ kết, tổng kết thường xuyên và định kỳ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điều chỉnh, bổ sung chủ trương và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kết hợp kinh tế -xã hội với quốc phòng - an ninh có hiệu quả.
+ Đối với chính quyền các cấp: (1) UBND các cấp, các ngành thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao (theo Nghị định số 119/2004, ngày 11/5/2004 của Chính phủ về “Công tác quốc phòng ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương”). (2) Xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch kết hợp kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh của địa phương và của từng ngành. (3) Đổi mới, nâng cao quy trình, phương pháp quản lý, điều hành của chính quyền các cấp trong tỉnh từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch, nắm tình hình, thu thập, xử lý thông tin, định hướng hoạt động, tổ chức hướng dẫn cấp dưới và kiểm tra, thanh tra ở mọi khâu, mọi bước của quá trình thực hiện nhiệm vụ kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh ở ngành và địa phương của mình.
Hai là, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quốc phòng - an ninh và kiến thức kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh.
Đối tượng phải phổ cập kiến thức quốc phòng - an ninh là toàn dân, nhưng trước hết cần cần tập trung vào đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở theo Hướng dẫn số 90/HD-HĐGDQPAN, ngày 31/6/2016 của Hội đồng Giáo dục và quốc phòng - an ninh Trung ương “Hướng dẫn danh mục đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh” và Thông tư số 17/2020/TT-BQP, ngày 30/12/2020 của Bộ Quốc phòng “Ban hành chương trình, nội dung, chương trình khung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh”.
Ba là, xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh. Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, địa phương từ khâu khảo sát, đánh giá các nguồn lực của tỉnh (nguồn lực về đất đai, tài nguyên thiên nhiên, kết cấu hạ tầng, nguồn lực về tài chính, nguồn lực về con người…), trên cơ sở đó xác định mục tiêu, phương hướng phát triển và các cơ chế, chính sách như: chính sách huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh, ngoài nước; chính sách thu hút đầu tư; cơ chế phân bổ các nguồn vốn đầu tư, ưu tiên cho các công trình tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội và tăng cường quốc phòng - an ninh, đặc biệt các dự án, công trình có tính “lưỡng dụng” cao; chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, kể cả nguồn nhân lực cho lĩnh vực quốc phòng - an ninh…
Bốn là, triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời ban hành những cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của địa phương có liên quan đến nhiệm vụ kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh.
Việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của địa phương theo quan điểm quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, thuộc mọi thành phần kinh tế và mọi người dân trên địa bàn tỉnh đều có trách nhiệm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phải có chính sách khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có những đóng góp thiết thực, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh.
Năm là, củng cố, kiện toàn và phát huy đầy đủ năng lực, trách nhiệm của các cơ quan làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh.
Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn, kiến thức cơ bản về kinh tế, quốc phòng - an ninh và tinh thần trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và đội ngũ cán bộ làm tham mưu cho các cáp ủy và chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh ngang tầm với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh trong quá trinh công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế tỉnh nhà là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, bao quát toàn bộ các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị. Vì vậy, việc nhận thức đầy đủ các quan điểm, nội dung, phương thức và giải pháp để chủ động, tự giác thực hiện sự kết hợp một cách nghiêm túc ngay từ đầu và ở mọi khâu, mọi bước trong suốt quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đề ra, góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
TRẦN BÌNH TRỌNG
Chuyến thăm là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao, thể hiện chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ với các nước láng giềng, khu vực, trong đó có Malaysia.