03/08/2024 10:52
Sau đây là 10 dấu ấn nổi bật của MTTQ tỉnh Trà Vinh qua nhiệm kỳ 2019 - 2024:
Trong nhiệm kỳ qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện hoạt động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Cụ thể là Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 13 về nâng cao năng lực hoạt động của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tỉnh Trà Vinh đến năm 2025. Đây là lần đầu tiên Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành một Nghị quyết chuyên đề riêng cho MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Đến thời điểm hiện nay, đây là văn bản có hiệu lực cao nhất của tỉnh ban hành để lãnh đạo công tác Mặt trận. Nghị quyết đã đưa ra 07 mục tiêu cụ thể.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Minh Đằng trao cờ đơn vị xuất sắc toàn diện năm 2020 cho Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh.
Trong đó :
- Định hướng khung biên chế cho cấp huyện ổn định thống nhất (Dân vận - Mặt trận là 09 biên chế).
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quy định số 3582 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách của UBMTTQ Việt Nam tỉnh Trà Vinh. Theo đó tổ chức bộ máy đảm bảo tinh gọn, giảm được 02 đơn vị cấp phòng so với trước đây.
- Thực hiện chủ trương chuyển đổi số của Trung ương và của tỉnh. Có 100% cán bộ, công chức cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trình độ, phổ cập kỹ năng số, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, địa phương gắn với công tác Mặt trận. Có 100% văn bản của UBTTQ Việt Nam tỉnh gửi trên mạng đều được ký số và được chuyển qua hệ thống Quản lý văn bản và điều hành VNPT- IOffice. Có 100% cơ quan UBMTTQ Việt Nam tỉnh, cấp huyện đã được cấp Chứng thư số chuyên dùng, hộp thư điện tử công vụ. Có 100% cán bộ, công chức thực hiện soạn thảo, phát hành, tiếp nhận văn bản trên môi trường mạng. Đã hoàn thành Dự án bổ sung trang bị máy tính để bàn cho MTTQ và các đoàn thể cấp xã.
Ban Thường trực UBMTTQ các cấp đã chủ trì giám sát 2.226 cuộc, đồng thời tham gia giám sát với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã tổ chức hơn 4.600 cuộc giám sát với gần 3.800 công trình và hơn 800 vụ việc. Đặc biệt, công tác giám sát theo Quy định số 124 của Ban Bí thư và Thông tri số 10 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã được tăng cường, góp phần nâng cao nhận thức về vị trí và vai trò của Mặt trận trong việc góp phần ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Tổ chức gần 260 hội nghị phản biện xã hội và đóng góp ý kiến vào hơn 1.000 dự thảo văn bản pháp luật và kế hoạch chính trị, các hội nghị phản biện đã trở thành một kênh thông tin quan trọng giúp chính quyền đưa ra các quyết định đúng đắn.
Đồng chí Nguyễn Văn Triết, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh phát biểu tại hội nghị phản biện xã hội dự thảo Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phối hợp với Ban Quản lý dự án 85 thuộc Bộ Giao thông vận tải tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư tại xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú và xã Hùng Hòa, huyện Tiểu Cần đối với dự án về thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi. Công tác đại diện và bảo vệ quyền lợi của Nhân dân cũng được thực hiện tốt, với việc tổ chức 756 cuộc hội nghị tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026, có hơn 77.800 lượt cử tri tham dự, có hơn 9.500 ý kiến, kiến nghị. Công tác hòa giải ở cơ sở; công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực luôn được MTTQ các cấp quan tâm tổ chức thực hiện, đóng góp tích cực vào việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, đại diện và bảo vệ quyền lợi của Nhân dân, cũng như tham gia vào xây dựng Đảng và chính quyền.
Tham gia thực hiện tốt cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tỉnh tập trung chỉ đạo tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như các quy định của pháp luật về bầu cử. Công tác hiệp thương, giới thiệu những người ứng cử bảo đảm đúng quy trình theo hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Hoạt động tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử của người ứng cử và đưa các thông tin về người ứng cử đến cử tri được thực hiện chu đáo, dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật.
Bằng nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú và linh hoạt trong bối cảnh bùng phát dịch bệnh Covid-19, UBMTTQ Việt Nam các cấp đã góp phần tích cực vào thành công chung của cuộc bầu cử, với tỷ lệ cử tri đi bầu cử đạt 99,97%. Kết quả bầu đủ 06 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV (trong đó có 01 đại biểu Trung ương giới thiệu); 49 đại biểu HĐND tỉnh khóa X; 287 đại biểu HĐND cấp huyện và 2.720 đại biểu HĐND cấp xã.
Trong nhiệm kỳ, MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên các cấp đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân hưởng ứng, tham gia thực hiện phong trào “Trà Vinh cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. MTTQ Việt Nam các cấp đã vận động Nhân dân tham gia hiến đất và đóng góp ngày công lao động quy ra giá trị hơn 490 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở nông thôn.
Thông qua thực hiện Quỹ “Vì người nghèo” và công tác an sinh xã hội, MTTQ Việt Nam các cấp đã vận động Nhân dân ủng hộ xây dựng và sửa chữa gần 5.400 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hỗ trợ sinh kế cho 34 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, có nhà ở, ổn định cuộc sống.
Công trình tiêu biểu xây dựng tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp, được UBMTTQ Việt Nam xã Long Hiệp, huyện Trà Cú thực hiện trong nhiệm kỳ 2019 - 2024.
MTTQ Việt Nam các cấp đã tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của gần 384.000 người về kết quả XDNTM đối với 07 huyện, thành phố và các xã NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, góp phần quan trọng vào kết quả XDNTM của tỉnh.
Toàn tỉnh có 85/85 xã đạt chuẩn NTM, 48 xã NTM nâng cao, 07 xã NTM kiểu mẫu; 09/09 huyện, thị xã, thành phố được công nhận đạt chuẩn NTM; 02 huyện Cầu Kè và Tiểu Cần hoàn thành tiêu chí huyện NTM nâng cao; tỉnh đã xây dựng cơ bản đạt các tiêu chí tỉnh NTM. Các cuộc vận động, các phong trào của MTTQ Việt Nam các cấp đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần xây dựng tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025, hiện thực hóa mục tiêu đưa tỉnh Trà Vinh phát triển trong nhóm đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long trước 2030 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã xác định.
Toàn tỉnh có 09 tôn giáo với 379 cơ sở thờ tự, 4.373 chức sắc, chức việc, nhà tu hành và trên 596 ngàn tín đồ, chiếm 59,15% so với dân số toàn tỉnh. Trà Vinh là tỉnh có đồng bào Khmer chiếm tỷ lệ khoảng 32,24% dân số trong tỉnh. Tỉnh hiện có 143 chùa Phật giáo Nam tông Khmer, với 3.255 vị sư sãi tu học.
Cùng với các chính sách chung của quốc gia, tỉnh Trà Vinh luôn đặc biệt quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc, đặc biệt là từ khi tái lập tỉnh năm 1992 đến nay, Tỉnh ủy Trà Vinh đã ban hành nhiều Nghị quyết chuyên đề đi sâu phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer (tổng hợp có 04 Nghị quyết và 01 Kết luận). Từ đó vùng đồng bào Khmer trong tỉnh có sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trên nhiều lĩnh vực.
Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh ký kết phối hợp với Ban Thường trực Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh năm 2022.
Nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam trong công tác dân tộc, tôn giáo tiếp tục được đổi mới. Chăm lo cho gười cao tuổi nghèo; xây dựng 317 công trình giao thông nông thôn; tặng gần 260 ngàn phần quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống; kịp thời hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, phối hợp Công an tỉnh triển khai chương trình hỗ trợ xây dựng 1.300 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo đặc biệt khó khăn về nhà ở, mỗi căn trị giá 65 triệu đồng (trong đó Bộ Công an hỗ trợ mỗi căn 50 triệu đồng, Quỹ “An sinh xã hội” tỉnh đối ứng mỗi căn 15 triệu đồng).
Phối hợp triển khai Dự án hỗ trợ sinh kế chăn nuôi bò sinh sản giai đoạn 2019 - 2022 do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hỗ trợ cho 26 hộ nghèo và cận nghèo thuộc xã Phước Hưng, huyện Trà Cú, với tổng kinh phí 369 triệu đồng. Dự án đã giúp cho 20 hộ vươn lên thoát nghèo; sau khi thu hồi, nguồn vốn hiện nay được chuyển hỗ trợ cho 08 hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn xã Phước Hảo, huyện Châu Thành.
Qua triển khai thực hiện công tác an sinh xã hội, chăm lo người nghèo đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, đến cuối năm 2023 toàn tỉnh còn 3.416 hộ nghèo, chiếm 1,19% tổng số hộ; 6.773 hộ cận nghèo chiếm 2,35% tổng số hộ.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, công tác vận động Quỹ “Vì người nghèo”, Quỹ “An sinh xã hội” và “Quỹ Cứu trợ” các cấp đã vận động được 804 tỷ đồng (gồm cả tiền mặt và hiện vật). Từ các nguồn Quỹ, đã kịp thời hỗ xây dựng và sửa chữa 5.400 căn nhà Đại đoàn kết cho người nghèo, 44 căn nhà tình nghĩa; hỗ trợ hàng tháng cho 2.073 lượt hộ nghèo bảo trợ xã hội là người cao tuổi neo đơn; trao tặng trên 10.400 phần quà cho gia đình chính sách gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19, trao tặng trên 1.690 phần quà cho nạn nhân chất độc da cam/Dioxin, người cao tuổi nghèo; xây dựng 317 công trình giao thông nông thôn; tặng gần 260 ngàn phần quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống; kịp thời hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh tiếp nhận ủng hộ quà tết từ Ngân hàng BIDV hỗ trợ hộ dân bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nhân dịp xuân Nhâm Dần 2022.
Bên cạnh đó, phối hợp Công an tỉnh triển khai chương trình hỗ trợ xây dựng 1.300 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo đặc biệt khó khăn về nhà ở, mỗi căn trị giá 65 triệu đồng (trong đó Bộ Công an hỗ trợ mỗi căn 50 triệu đồng, Quỹ “An sinh xã hội” tỉnh đối ứng mỗi căn 15 triệu đồng).
Phối hợp triển khai Dự án hỗ trợ sinh kế chăn nuôi bò sinh sản giai đoạn 2019 - 2022 do Mặt trận Trung ương hỗ trợ cho 26 hộ nghèo và cận nghèo thuộc xã Phước Hưng, huyện Trà Cú, với tổng kinh phí 369 triệu đồng. Dự án đã giúp cho 20 hộ vươn lên thoát nghèo; sau khi thu hồi, nguồn vốn hiện nay được chuyển hỗ trợ cho 08 hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn xã Phước Hảo, huyện Châu Thành.
Qua triển khai thực hiện công tác an sinh xã hội, chăm lo người nghèo đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, đến cuối năm 2023 toàn tỉnh còn 3.416 hộ nghèo, chiếm 1,19% tổng số hộ; 6.773 hộ cận nghèo chiếm 2,35% tổng số hộ.
Trong nhiệm kỳ, đã có 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội, với hơn 500 ngàn lượt người tham dự; có hơn 2.900 lượt khu dân cư tổ chức “Bữa cơm Đại đoàn kết”. Điều làm nên những giá trị đặc trưng của Ngày hội là sự sẻ chia, thăm hỏi, động viên luôn đầy ắp trong mỗi cộng đồng; dịp gặp mặt của những người con xa quê về với gia đình, dòng họ.
Nhân dịp các ngày hội Đại đoàn kết đã trao tặng hơn 98 ngàn phần quà, tổng trị giá hơn 24 tỷ đồng; hơn 2.400 căn nhà Đại đoàn kết, thực hiện gần 280 công trình dân sinh. Nhân Ngày hội, đã biểu dương, khen thưởng 16 ngàn tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Hẳn trao bảng tượng trưng nhà Đại đoàn kết cho hộ dân xã Huyền Hội, huyện Càng Long nhân ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2023.
Trong nhiệm kỳ qua, đã có hơn 5.600 lượt đồng chí lãnh đạo các cấp tham dự. Đây là dịp để mỗi đồng chí cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị các cấp từ tỉnh đến cơ sở được gặp gỡ, được tiếp xúc, trao đổi và lắng nghe 7.500 lượt ý kiến Nhân dân tham gia xây dựng tổ chức đảng, xây dựng chính quyền, góp ý thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện dân chủ ở cơ sở và bảo vệ quyền lợi ích của công dân.
Từ đầu năm 2020 dịch bệnh Covid -19 bùng phát, cả nước đã trải qua 04 đợt dịch bùng phát với quy mô, địa bàn và mức độ lây lan qua mỗi đợt có xu hướng phức tạp hơn trong đó có tỉnh Trà Vinh. Toàn tỉnh ghi nhận 64.169 ca mắc, điều trị khỏi 63.858 ca, tử vong 311 ca.
Trước những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch, hưởng ứng Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về đợt cao điểm phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với UBND tỉnh tổ chức kêu gọi các cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch với tổng trị giá hơn 82 tỷ đồng (trong đó hiện vật quy ra thành tiền hơn 30 tỷ đồng và được phân bổ ngay sau khi tiếp nhận). Nhiều "bếp ăn 0 đồng" hỗ trợ các khu cách ly, khu phong tỏa.
Đồng chí Nguyễn Thị Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh (thứ 3, từ phải qua) tiếp nhận ủng hộ phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn từ Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Nghệ An năm 2022.
Bên cạnh đó, Mặt trận còn phối hợp cùng các tổ chức thành viên tổ chức nhiều chuyến xe 0 đồng, nhiều đợt kêu gọi, vận động, vận chuyển lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm hỗ trợ một số tỉnh, thành phố và người dân Trà Vinh bị kẹt lại ngoài tỉnh trong thời gian thực hiện giản cách xã hội với tổng trị giá hàng chục tỷ đồng. Đặc biệt, để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân trong và ngoài tỉnh gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh, UBMTTQ Việt Nam các cấp công bố đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý ý kiến phản ánh của người dân.
UBMTTQ Việt Nam các cấp cũng thực hiện tốt công tác giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42, Nghị quyết số 68 của Chính phủ và việc sử dụng nguồn Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 tại các địa phương và một số sở, ngành tỉnh, góp phần đảm bảo việc tổ chức thực hiện các chính sách của Chính phủ và công tác kêu gọi, vận động, tiếp nhận, quản lý, phân bổ, sử dụng nguồn lực đóng góp của các tầng lớp nhân dân được thực hiện chặt chẽ, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng nguyên tắc, không xảy ra sai sót, thất thoát, lãng phí.
Nhằm kịp thời đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm, những mô hình mới, cách làm hay trong công tác Mặt trận giữa tỉnh với các địa phương mà nhất là với cấp cơ sở và giữa các địa phương với nhau để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác Mặt trận trong tình hình mới, được sự thống nhất của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị giao ban hàng quý cùng với Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố theo hình thức luân phiên đăng cai tổ chức ở từng đơn vị huyện, thị xã, thành phố.
Hội nghị đã lựa chọn các chuyên đề mà trên thực tế trong quá trình thực hiện còn hạn chế để bàn giải pháp khắc phục, trao đổi kinh nghiệm, như chuyên đề “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Ban công tác Mặt trận”, chuyên đề “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng và thực hiện dân chủ ở cơ sở”…
Được sự thống nhất của Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh, UBMTTQ Việt Nam huyện Cầu Kè trao cờ cho UBMTTQ Việt Nam huyện Trà Cú (thứ tư bên trái qua) đăng cai tổ chức hội nghị giao ban công tác mặt trận quý II/2023.
Thông qua hội nghị, đại biểu tập trung trao đổi làm rõ thêm những kết quả nổi bật trong công tác Mặt trận, một số kinh nghiệm, cách làm hay của các đơn vị, đồng thời cũng thẳng thắn nêu lên những tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác Mặt trận, trọng tâm là các chuyên đề được chọn giao ban. Từ đó, được tỉnh và Trung ương đánh giá cao, tạo điều kiện tổ chức định kỳ hàng quý. Đặc biệt, có sự tham dự của bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tại hội nghị giao ban quý I/2024 tại huyện Càng Long.
Ngày 03/02/2020 Thường trực Tỉnh ủy đồng ý chủ trương để Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh tiến hành quy trình biên soạn lịch sử MTTQ Việt Nam tỉnh giai đoạn 1930-2020. Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh đăng ký Đề tài cấp tỉnh và được Sở Khoa học và Công nghệ thống nhất trình UBND tỉnh phê duyệt Quyết định số 2797 giao nhiệm vụ cho Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh thực hiện đề tài “Xây dựng lịch sử MTTQ Việt Nam tỉnh giai đoạn 1930 - 2020”.
Sau 02 năm thực hiện (2022 - 2023), Đề tài được nghiệm thu và được xuất bản. Quyển Lịch sử MTTQ Việt Nam tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1930-2020 gồm 06 chương, có 451 trang. Đây là tài liệu khoa học, chính thống, tổng kết 90 năm MTTQ Việt Nam tỉnh Trà Vinh, góp phần giáo dục, phát huy truyền thống cho cán bộ Mặt trận, đoàn viên, hội viên và Nhân dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Đại biểu tham dự hội thảo khoa học (lần 3) thực hiện đề tài “Xây dựng lịch sử MTTQ Việt Nam tỉnh giai đoạn 1930 - 2020”.
Quyển sách “Lịch sử MTTQ Việt Nam tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1930-2020” cũng là công trình chào mừng Đại hội MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 1924 - 2029.
Với những thành tựu đạt được trong 05 năm qua, MTTQ các cấp tỉnh Trà Vinh và các tổ chức thành viên tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò của mình trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội. Tạo nền tảng, tiền đề để tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ nhiệm kỳ mới 2024 - 2029. Thực hiện tốt các chủ trương, quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc.
SƠN TUYỀN (tổng hợp)
Chuyến thăm là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao, thể hiện chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ với các nước láng giềng, khu vực, trong đó có Malaysia.