26/05/2024 18:43
Nhà báo Trần Trọng Dũng (bên phải), Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo Giải và Nhà báo Phan Toàn Thắng (bên trái), Chánh Văn phòng Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức Giải tặng hoa, Logo của Hội Nhà báo Việt Nam và Giấy chứng nhận cho các đơn vị tài trợ.
Dự lễ có Nhà báo Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phụ trách phía Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Giải; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang, cùng các vị lãnh đạo tỉnh, Hội Nhà báo các tỉnh, thành ĐBSCL và Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan thông tấn, báo chí.
Giải báo chí ĐBSCL lần thứ VIII, Ban Tổ chức nhận được 350 tác phẩm dự giải với 04 loại hình báo chí (báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình). Hội đồng sơ khảo chọn được 140 tác phẩm xuất sắc vào vòng chung khảo.
Trong 140 tác phẩm xuất sắc, Hội đồng Chung khảo đã lựa chọn 22 tác phẩm đoạt giải, gồm: 02 giải Nhất, 04 giải Nhì, 06 giải Ba và 10 giải Khuyến khích.
02 giải nhất được trao cho tác phẩm phim tài liệu: “Xả lũ vào ruộng đồng”. Nhóm tác giả: Huỳnh Bá Phúc, Phạm Thị Mỹ Hằng- Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang (thể loại phát thanh - truyền hình) và tác phẩm loạt bài 4 kỳ “Nâng tầm “ lúa thơm, tôm sạch” vùng đồng bằng sông Cửu Long” của nhóm tác giả Lư Trung Dũng, Đỗ Hoàng Lam - Báo Bạc Liêu (thể loại báo in và điện tử).
Theo đánh giá của thành viên Ban giám khảo, số lượng tác phẩm tham dự nhiều hơn năm 2023, chất lượng nội dung được nâng lên rõ rệt với kết cấu logic, hợp lý... tạo hiệu ứng lan tỏa tác động tích cực lên mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội.
Điểm mạnh của tác phẩm dự thi nhóm truyền hình là hình ảnh đa phần cảnh quay tốt góc quay sáng tạo cảnh quay có ý nghĩa. Phần lớn kỹ thuật dựng phim trong các tác phẩm được làm tốt, phát huy hiệu quả của hình ảnh và nội dung.
Tuy nhiên, không ít tác phẩm không có “câu chuyện” - yếu tố quan trọng nhất của truyền hình.
Ngoài ra, cách viết theo kiểu báo viết, phát thanh cũng chiếm tỷ lệ cao. Cách viết này khiến cho việc nhập đề bị dài dòng, thiếu điểm nhấn đi ngược với cách làm truyền hình hiện đại. Đa phần các tác phẩm của các địa phương về 1 chủ đề đều làm theo cách rất phổ thông, truyền thống chưa đi sâu những tư liệu trực tiếp.
Nhà báo Trần Trọng Dũng (phải), Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phụ trách phía Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Giải; ông Trần Văn Huyến (thứ hai từ trái sang), Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang, cùng đại diện Agribank, trao giải nhất cho nhóm tác giả.
Qua các tác phẩm dự giải có thể thấy, báo chí đóng vai trò ngày càng quan trọng trong giải quyết các vấn đề của ĐBSCL, góp phần nâng cao nhận thức, cung cấp thông tin về tỉnh hình môi trường, biến đổi khí hậu, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và các vấn đề khác, giúp các nhà hoạch định chính sách kiến tạo lộ trình phát triển cho khu vực nói chung và từng địa phương nói riêng.
Báo Hậu Giang có loạt bài 5 kỳ “Giảm nghèo ở tỉnh từng nghèo nhất miền Tây: Từ nỗi lo, quyết tâm biến thành hành động”. Tác giả Phan Thị Thu Thủy đoạt giải nhì.
Tiếp nối thành công của Giải năm nay, Ban Tổ chức phát động Giải báo chí ĐBSCL lần thứ IX - năm 2025 với 4 loại hình báo chí (báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình). Hy vọng, Giải tiếp tục được đội ngũ nhà báo trong khu vực ĐBSCL tích cực tham gia, nâng tầm Giải trở thành một thương hiệu có sức hấp dẫn, uy tín và lan toả sâu rộng, tạo sân chơi bổ ích không chỉ cho đội ngũ hội viên, nhà báo khu vực ĐBSCL mà còn cả những người làm báo trong cả nước.
Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, phát biểu tại buổi Lễ trao giải.
Phát biểu tại buổi Lễ, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, khẳng định trong những thành công chung của cả nước nói chung, của tỉnh Hậu Giang nói riêng, có đóng góp quan trọng của đội ngũ những người làm báo chí, truyền thông từ Trung ương đến địa phương.
Đặc biệt, thời gian qua, báo chí khu vực ĐBSCL đã có nhiều bài viết, phóng sự phản ánh những thành tựu to lớn của tỉnh nhà đã đạt được trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, văn hóa - xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Ông mong muốn các cơ quan báo chí, các nhà báo, phóng viên tiếp tục phát huy đúng vai trò, trách nhiệm của mình, cống hiến trí tuệ, sự nhiệt thành cho sự nghiệp báo chí cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước nói chung và ĐBSCL ngày càng giàu đẹp, văn minh.
* Giải báo chí ĐBSCL được tổ chức thường niên kể từ năm 2016. Đối tượng tham gia là hội viên nhà báo, phóng viên công tác tại Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí khu vực ĐBSCL và phóng viên thường trú tại các tỉnh, thành phố: Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Trà Vinh và Cà Mau.
Sau 7 năm tổ chức, Giải thưởng đã thu hút được nhiều nhà báo, phóng viên, cộng tác viên tham gia ở nhiều loại hình báo chí khác nhau và Giải đang ngày càng được người làm báo và công chúng báo chí quan tâm, ủng hộ.
Giải tổ chức nhằm góp phần nâng cao chất lượng và số lượng tác phẩm báo chí tuyên truyền và giới thiệu tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch cũng như phản ánh đời sống của người dân khu vực ĐBSCL.
DANH SÁCH 22 TÁC PHẨM ĐOẠT GIẢI BÁO CHÍ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN THỨ VIII- NĂM 2024 Giải Nhất: Thể loại phát thanh - truyền hình: Tác phẩm: Phim tài liệu: “Xả lũ vào ruộng đồng”. Nhóm tác giả: Huỳnh Bá Phúc, Phạm Thị Mỹ Hằng- Đài Phát thanh – Truyền hình An Giang. Thể loại báo in và điện tử: Tác phẩm: Loạt bài 4 kỳ “Nâng tầm “ lúa thơm, tôm sạch” vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Nhóm tác giả: Lư Trung Dũng, Đỗ Hoàng Lam - Báo Bạc Liêu. Giải Nhì: - Thể loại hình phát thanh-truyền hình (1) Tác phẩm: Phát thanh Chuyên đề “Lời hứa”. Nhóm tác giả: Trịnh Hồng Nhi, Châu Ngọc Giàu, Danh Phạm Anh Tuấn - Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau. (2) Tác phẩm: Phim tài liệu “Sự thật - Nhận diện và chân lý”. Nhóm tác giả: Tô Hồng Doãn Đan, Phạm Thành Phong, Lê Nguyễn Trọng Huỳnh, Đỗ Thị Hiền Vương, Nguyễn Văn Hiếu – Đài PT-TH Vĩnh Long. - Thể loại hình báo in và điện tử: Tác phẩm: Loạt bài 5 kỳ “Nghề nông đổi khác, nông dân đổi mới ”. Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Xuân Tươi, Đặng Thị Tuyết Hiền – Báo Vĩnh Long; (2)Tác phẩm: Loạt bài 5 kỳ “Giảm nghèo ở tỉnh từng nghèo nhất miền Tây: Từ nỗi lo, quyết tâm biến thành hành động”. Tác giả Phan Thị Thu Thủy - Báo Hậu Giang. Giải Ba: -Thể loại phát thanh - truyền hình (1) Phóng sự 3 kỳ “Biến rơm thành tiền”. Nhóm tác giả: Nguyễn Hoài Nhân, Nguyễn Vũ Linh, Lê Công Chức, Trần Ngọc Như - Đài Phát thanh – Truyền hình Hậu Giang; (2) Phóng sự “Đông Nam Bộ với bài toán di chuyển nhà máy” . Nhóm tác giả: Phùng Trường Giang, Lê Văn Môn, Vũ Tuấn Anh, Lê Ngọc Nam Vân– Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TPHCM; (3) Phóng sự “Giữ rừng- Giải pháp đa mục tiêu”. Nhóm tác giả: Phạm Ngọc Thơ, Mai Văn Đại, Lâm Huỳnh Lan Chi, Nguyễn Văn Phát - Đài Phát thanh – Truyền hình Sóc Trăng. Thể loại báo in điện tử: (1) Loạt bài 5 kỳ “Phụ nữ dân tộc Khmer – Bản lĩnh, tự tin và tấm gương truyền cảm hứng”. Nhóm tác giả: Lê Thanh Long, Cao Thị Lan Phương, Hà Ly Giang, Sơn Ma Lai, Lý Thị Then – Báo Cần Thơ - Đây cũng là tác phẩm đoạt giải Ấn tượng lần đầu được Ban Tổ chức trao tặng. (2) Loạt bài 5 kỳ “”Cát thổ phỉ” tàn phá những dòng sông ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Tác giả: Hoàng Tiến Dũng – Báo Kinh Tế và Đô thị; (3) Tác phẩm: “Người tử tế”. Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Thùy Hương, Huỳnh Thị Thúy Phương, Trần Thị Thuận, Nguyễn Đăng Châu – Báo Long An. Giải Khuyến khích: - Thể loại phát thanh - truyền hình: (1) Tác phẩm: Phóng sự "Họa sĩ Đặng Ái Việt- Một đời tri ân”. Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Huỳnh Bảo Ngọc, Trần Hải Đăng, Nguyễn Công Hiệp, Nguyễn Thị Hảo - Đài PT-TH Đồng Tháp; (2) Tác phẩm: Phóng sự phát thanh 2 kỳ “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sức đề kháng trước thông tin xấu, độc”. Nhóm tác giả: Châu Ngô Mỹ Tiên, Đỗ Hoàng Ngọc Diễm, Nguyễn Minh Đức - Đài PT-TH Cần Thơ; (3) Tác phẩm: Phóng sự “Vang mãi hào khí Trung đoàn 1 U Minh Anh hùng”. Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Kim Liên, Lê Phương Bằng, Nguyễn Khánh Phương, Huỳnh Thị Ngọc Hân - Truyền hình Nhân Dân; (4) Tác phẩm: Phóng sự “Quyết định 178/2004/QĐ-TTg - Bứt phá cho Đảo Ngọc”. Nhóm tác giả: Châu Tú Quyên, Danh Duy Khanh, Lê Nguyễn Phương Vũ – Đài PT-TH Kiên Giang; (5) Tác phẩm: Loạt 4 tập ký sự “Đê biển miền Tây”. Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Cẩm Nhung, Trần Tuấn Tú, Huỳnh Nguyễn Khánh Duy, Bùi Tấn Vủ - Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Long. - Thể loại báo in và điện tử: (1) Tác phẩm: “Đón nhà máy về miền Tây”. Nhóm tác giả: Hoàng Trí Dũng, Lê Văn Dân, Phạm Chí Quốc, Trần Công Sơn Lâm, Nguyễn Mậu Trường - Báo Tuổi Trẻ; (2) Tác phẩm: “Tạo thêm việc làm để phụ nữ miền Tây không còn ly hương”. Nhóm tác giả: Huỳnh Phước Lợi, Bùi Ngọc Điệp - Báo Phụ nữ TPHCM; (3) Tác phẩm: “ Mở cửa kinh tế sông”. Tác giả: Nguyễn Thái Thiện - Báo Ấp Bắc (4) Tác phẩm: “Tích cực, chủ động ứng phó xâm nhập mặn”. Nhóm tác giả: Trần Quốc Tẻn, Huỳnh Thị Hạnh Linh, Phan Thị Ngọc Hân, Trần Thạch Thảo, Võ Thị Mỹ Hạnh - Báo Đồng Khởi (5) Loạt bài 5 kỳ “Kiên Giang với hành trình tiến ra biển”. Nhóm tác giả: Nguyễn Việt Tiến, Lê Tú Ly - Báo Kiên Giang |
HỒNG DIỄM
Chuyến thăm là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao, thể hiện chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ với các nước láng giềng, khu vực, trong đó có Malaysia.