08/10/2023 11:39
Cơ quan UBKT Tỉnh ủy về nguồn tại Khu Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt Trung ương Cục miền Nam.
Tham gia cùng đoàn có đồng chí Kim Rương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo UBKT các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy.
Đoàn đến thắp hương, dâng hoa tại Di tích lịch sử Ban Kiểm tra Trung ương Cục miền Nam.
Hoạt động nhằm kỷ niệm 75 năm ngày Thành lập ngành Kiểm tra Đảng (16/10/1948 - 16/10/2023). Tại đây, đoàn đến thắp hương, dâng hoa tại Di tích lịch sử Ban Kiểm tra Trung ương Cục miền Nam.
Khu Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt Trung ương Cục miền Nam có diện tích khoảng 1.644ha, nằm trong rừng Rùm Đuôn, thuộc địa bàn xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, cách thành phố Tây Ninh khoảng 60km, nơi đây từng được mệnh danh là “Thủ đô kháng chiến” của miền Nam.
Căn cứ Trung ương Cục miền Nam hay còn gọi là R, là cơ quan cao nhất lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp cách mạng miền Nam. Nơi đây gắn liền với những kỳ tích vang bóng một thời của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Trung ương Cục miền Nam đã đi vào huyền thoại như: Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt... trong những năm kháng chiến.
Trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, miền Đông Nam Bộ nói chung, Tây Ninh nói riêng là địa bàn chiến lược quan trọng. Khu căn cứ địa Bắc Tây Ninh là địa bàn của cơ quan đầu não cách mạng miền Nam trong một thời gian dài và trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo cách mạng miền Nam cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Chí Thanh, Lê Duẩn, Phạm Hùng… đã từng lãnh đạo, chỉ huy các cuộc kháng chiến của Trung ương Cục miền Nam ngay tại căn cứ này.
Di tích lịch sử Ban Kiểm tra Trung ương Cục miền Nam được xếp hạng cấp quốc gia vào tháng 8/2008.
Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam có giá trị đặc biệt, trong 15 năm (1961 - 1975), Trung ương Cục đã cụ thể hóa nhiều chủ trương, quyết sách của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng miền Nam, từ đó cho ra đời nhiều chỉ thị, nghị quyết quyết định đường lối chiến lược của cách mạng miền Nam và triển khai thành công trong phạm vi toàn chiến trường miền Nam.
Lịch sử đã chứng minh, quyết định thành lập Căn cứ Trung ương Cục miền Nam là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta. Trung ương Cục đã để lại những bài học quý báu về xây dựng căn cứ địa, xây dựng phong trào cách mạng gắn với Nhân dân, đặc biệt về bài học xây dựng Đảng chặt chẽ về tổ chức, vững vàng về chính trị, giỏi về công tác quần chúng là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của cách mạng nước ta trước kia cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày nay.
Với những giá trị đặc biệt của di tích, ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 548/QĐ-TTG xếp hạng Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam là Di tích quốc gia đặc biệt.
“Căn cứ Trung ương Cục miền Nam... là một minh chứng hùng hồn về tinh thần cách mạng kiên cường, sự lãnh đạo sáng suốt và niềm tin sắt đá của toàn Đảng, toàn dân ta vào thắng lợi của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Chúng ta nguyện mãi mãi xứng đáng với truyền thống anh hùng, sự hy sinh cao cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của các thế hệ lãnh đạo tiền bối, của các cán bộ, chiến sĩ đã từng sống, chiến đấu và làm việc tại Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, ra sức phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc”. (Trích cảm tưởng của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nhân chuyến thăm di tích Quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam ngày 04/6/2016)”.
|
Đồng chí Nguyễn Thị Minh Tâm cho biết: hoạt động về nguồn nhằm ôn lại lịch sử truyền thống của ngành Kiểm tra Đảng nói riêng, lịch sử đấu tranh giành độc lập tự của dân tộc Việt Nam nói chung, ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất của cán bộ, chiến sĩ, của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Trung ương Cục miền Nam đã hy sinh vì độc lập tự do cho Tổ quốc. Qua đó, mong muốn thế hệ trẻ tiếp tục giữ gìn truyền thống vẻ vang của dân tộc, của cha ông, phát huy tinh thần yêu nước, ra sức thi đua lao động, học tập, góp phần xây dựng quê hương Trà Vinh nói riêng, xây dựng đất nước Việt Nam nói chung ngày thêm hùng mạnh.
Khu di tích được chia thành 3 phân khu chức năng. Khu di tích: phục hồi nhà ở và làm việc của các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương Cục, hội trường, hệ thống giao thông hào, hầm chữ A và đường nội bộ. Khu tôn tạo: bao gồm nhà đón tiếp, trưng bày, tưởng niệm, bãi đậu xe và hoa kiểng; phần diện tích còn lại là khu bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của di tích.
Di tích lịch sử Ban Kiểm tra Trung ương Cục miền Nam.
Đoàn đến thắp hương tại Nhà trưng bày di tích lịch sử.
Tham quan, xem hình ảnh tư liệu tại Nhà trưng bày di tích lịch sử.
Nghe thuyết minh về “Thủ đô kháng chiến” của miền Nam.
Nghe thuyết minh về nơi ở và làm việc của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Trung ương Cục miền Nam.
Nhà bảo vệ - một trong những nơi ở và làm việc của các đồng chí trong đơn vị bảo vệ, có nhiệm vụ bảo vệ cơ quan Trung ương Cục. Khi thành lập Trung ương Cục, bảo vệ cơ quan chỉ có một trung đội mang mật danh B27, sau này phát triển thành trung đoàn. Qua các thời kỳ đơn vị bảo vệ có các tên gọi và phiên hiệu khác nhau như C260 - U25 - Đoàn 70 ATK sau đổi tên gọi là Đoàn 180 An ninh vũ trang miền Nam. Tiểu đoàn 1 thuộc đoàn 180 có nhiệm vụ bảo vệ tiếp cận cơ quan Trung ương Cục.
Hội trường lớn.
KIM LOAN (thực hiện).
Sáng ngày 28/11, tiếp tục chương trình ngày làm việc thứ 28 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) (sửa đổi) dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.