08/11/2022 15:41
Theo đó, đến năm 2025, tối thiểu 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã (trừ hồ sơ công việc thuộc bí mật Nhà nước) được xử lý qua môi trường mạng; 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật) dưới dạng điện tử có chữ ký số; bảo đảm tỷ lệ tài liệu lưu trữ được số hóa đạt yêu cầu cấp thẩm quyền giao.
100% hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết qua Cổng dịch vụ công hệ thống thông tin một cửa điện tử; 100% thủ tục hành chính (đủ điều kiện cung cấp theo quy định của pháp luật) được cung cấp trực tuyến mức độ 4; tối thiểu 60% hồ sơ được nộp bằng hình thức trực tuyến/tổng số hồ sơ tiếp nhận.
100% báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội (không bao gồm nội dung mật) phục vụ chỉ đạo, điều hành của UBND huyện, Chú tịch UBND huyện, cơ quan nhà nước các cấp được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của huyện; 100% các cơ quan Đảng, Nhà nước thực hiện số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử theo quy định; trên 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
Phát triển kinh tế số chiếm trên 10% GRDP của huyện; năng suất lao động tăng bình quân trên 11,5%/năm; hạ tầng mạng băng thông rộng cáp quang phủ 100% xã, thị trấn và trên 80% hộ gia đình; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và diện thoại di động thông minh; tối thiểu 80% người dân trong độ tuổi lao động có điện thoại thông minh; trên 50% dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán điện.
Đến năm 2030, có 90% hồ sơ công việc tại huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước), 100% dịch vụ công được cung cấp trực tuyến mức độ 4, đáp ứng nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động: cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính tối thiểu 30% trên tổng số thủ tục hành chính toàn huyện; 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. Kinh tế số chiếm trên 25% GRDP của huyện; năng suất lao động tăng bình quân trên 11,5%/năm. Phổ cập dịch vụ mạng internet băng thông rộng cáp quang, dịch vụ mạng di động 5G, trên 80% dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán điện tử.
Để thực hiện thành công chuyển đổi số theo kế hoạch đề ra, Ban Thường vụ Huyện ủy Càng Long xác định, trước hết là chuyển đổi về nhận thức. Tập trung phổ biến, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, người dân và doanh nghiệp về chức năng, vai trò và tính cấp thiết của chuyển đổi số; gắn các mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số vào các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.
Cùng với đó, đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tổ chức hội thảo, tọa đàm về chuyển đổi số, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, phối hợp triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số, phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức thành viên trong tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số.
KIM LOAN
Để thực hiện lộ trình xây dựng xã nông thôn mới (NTM) thông minh giai đoạn 2021 - 2025, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần đẩy mạnh tuyên truyền đến từng hộ dân mạnh dạn chuyển đổi số, thực hiện quét mã QR, truy cập internet dễ dàng, cập nhật thông tin, tìm hiểu chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đơn giản nhất bằng điện thoại thông minh. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, kéo giảm khoảng cách từ thành thị đến nông thôn, sớm xây dựng thành công xã NTM thông minh.