29/11/2022 16:05
Các sản phẩm khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh được giới thiệu với khách hàng.
Đây được xem là động lực chính để thúc đẩy, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả; là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, địa phương và doanh nghiệp (DN). Đồng thời là nền tảng để thực hiện chuyển đổi số quốc gia, góp phần quan trọng nâng cao đời sống Nhân dân, phát triển bền vững, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Theo đồng chí Bùi Thống Nhứt, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, từ việc triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, tại Quyết định số 63/QĐ-UBND, ngày 13/01/2020, UBND tỉnh Trà Vinh đã ban hành Đề án hỗ trợ khởi nghiệp giai đoạn 2020 - 2022 và định hướng đến năm 2025. Để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai các hoạt động như: xây dựng Trang thông tin khởi nghiệp (http://khoinghiep.travinh.gov.vn), nhằm cung cấp thông tin hoạt động khởi nghiệp cho các tổ chức, cá nhân và DN trên địa bàn tỉnh. Xây dựng cơ sở dữ liệu khởi nghiệp, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh phục vụ việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu DN khởi nghiệp;
Vận hành Cổng thông tin DN, hộ kinh doanh, hợp tác xã Trà Vinh cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh, là nơi kết nối hợp tác, quảng bá miễn phí các sản phẩm tới khách hàng, đối tác; cập nhật thông tin về các chương trình chính sách hỗ trợ DN, tiếp nhận các nhu cầu hỗ trợ của DN về các vấn đề cần tháo gỡ liên quan đến các hoạt động của DN;
Duy trì hệ thống Cổng thông tin điện tử: 01 cổng chính với 03 ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Khmer) và 40 trang thông tin thành phần, các chuyên mục “Đối thoại DN”, “Khởi nghiệp và Phát triển DN” cung cấp chính xác, kịp thời các số liệu, thông tin, các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động khởi nghiệp... để phục vụ người dân và DN. Phối hợp tuyên truyền các cuộc thi khởi nghiệp; giới thiệu, phổ biến các giải thưởng như: Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2022, Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2022 và Giải thưởng Sao Khuê 2022...
Nhìn chung, thời gian qu, tỉnh đã tích cực triển khai nhiều chương trình, chính sách để hỗ trợ cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh cơ bản được hình thành và phát triển. Nhiều DN mới được thành lập, nhiều dự án khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo đã ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến. Các mô hình kinh doanh mới được hình thành và phát triển.
Tuy nhiên, phần lớn DN vừa và nhỏ, các DN khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn còn duy trì phương thức quản lý, điều hành truyền thống, chậm chuyển sang phương thức ứng dụng công nghệ. Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh, theo đồng chí Bùi Thống Nhứt việc hỗ trợ triển khai chuyển đổi số, chuyển đổi phương thức làm việc từ môi trường truyền thống sang môi trường số sẽ tạo ra hiệu quả cao hơn. Từ đó sẽ mang lại những giá trị lớn hơn cho DN.
Đồng chí Bùi Thống Nhứt, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Trà Vinh.
Với trách nhiệm của mình, đồng chí Bùi Thống Nhứt đề xuất một số giải pháp như: (1) Đẩy mạnh truyền thông, nhằm nâng cao nhận thức cho các DN khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Biểu dương, khen thưởng, vinh danh và công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông các DN khởi nghiệp điển hình về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. (2) Tổ chức đánh giá xác định mức độ chuyển đổi số DN khởi nghiệp và tư vấn giải pháp chuyển đổi số cho DN khởi nghiệp, đề xuất tham gia Đề án xác định chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của DN và hỗ trợ thúc đẩy DN chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Vận động DN khởi nghiệp tham gia sử dụng các nền tảng số chuyển đổi số DN do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố. (3) Tiếp tục duy trì và phát triển cơ sở dữ liệu DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tổ chức mạng lưới tư vấn kinh tế số và chuyển đổi số DN. (4) Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn phát triển nguồn nhân lực cho DN khởi nghiệp về chuyển đổi số. (5) Triển khai các giải pháp về hỗ trợ nguồn lực để chuyển đổi số như: Hỗ trợ DN khởi nghiệp thuê, mua sử dụng các nền tảng số để chuyển đổi số theo cơ chế chính sách của tỉnh. Tư vấn hỗ trợ DN khởi nghiệp phát triển phù hợp nhu cầu của thị trường, chú trọng lựa chọn các DN tiềm năng để hỗ trợ chuyển đổi số và hỗ trợ tư vấn đánh giá các DN sẵn sàng chuyển đổi số. |
Bài, ảnh: BÁ THI
Để thực hiện lộ trình xây dựng xã nông thôn mới (NTM) thông minh giai đoạn 2021 - 2025, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần đẩy mạnh tuyên truyền đến từng hộ dân mạnh dạn chuyển đổi số, thực hiện quét mã QR, truy cập internet dễ dàng, cập nhật thông tin, tìm hiểu chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đơn giản nhất bằng điện thoại thông minh. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, kéo giảm khoảng cách từ thành thị đến nông thôn, sớm xây dựng thành công xã NTM thông minh.