03/01/2024 08:31
Đưa vào sử dụng máy xạ trị gia tốc tuyến tính điều trị ung thư là một trong những ứng dụng chuyển đổi số hiệu quả trong công tác KCB tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh.
Cụ thể, lĩnh vực y tế đã triển khai ứng dụng quản lý khám, chữa bệnh (KCB) cho các cơ sở khám, chữa bệnh; ứng dụng quản lý y tế cơ sở cho các phòng khám đa khoa khu vực, các trạm y tế xã, phường; hệ thống đã được kết nối liên thông với cổng dữ liệu y tế của Bộ Y tế và Cổng giám định bảo hiểm y tế quốc gia. Triển khai hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử trên toàn tỉnh. Đến nay có trên 87,69% dân số toàn tỉnh được tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử. Bên cạnh, triển khai nền tảng KCB từ xa (Vtelehealth) cho 58 cơ sở KCB, đã có 14.102 phiên khám từ xa.
Đồng thời, triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại 08 bệnh viện (Bệnh viên Đa khoa Trà Vinh, Bệnh viện Sản - Nhi Trà Vinh, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Y dược cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cầu Ngang, Bệnh viện Đa khoa khu vực Tiểu Cần, Trung tâm y tế Cầu Kè, Trung tâm Y tế Trà Cú). Có 112 cơ sở KCB được phê duyệt triển khai đơn thuốc điện tử, trong đó 47 cơ sở đã liên thông đơn thuốc quốc gia; 747 bác sĩ đã được cấp mã liên thông; 336.413 đơn thuốc được liên thông. Triển khai KCB sử dụng thẻ căn cước công dân tại 41 cơ sở KCB, qua đó có 1.612.955 lượt KCB bằng thẻ căn cước công dân...
Trong lĩnh vực giáo dục, điểm nổi bật là triển khai phần mềm quản lý trường học VnEdu trong toàn ngành, thực hiện đồng bộ dữ liệu từ phần mềm VnEdu với cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục, đang thực hiện thí điểm hệ thống K12Online tại các trường THPT. Triển khai giải pháp thu hộ học phí không dùng tiền mặt đến các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh, trong đó, 100% trường trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện thu học phí không dùng tiền mặt với số tiền thanh toán trên 13 tỷ đồng.
Đặc biệt, Trường Đại học Trà Vinh là đơn vị tiên phong trong chuyển đổi số, là 01 trong 09 đơn vị được vinh danh tại hạng mục doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp chuyển đối số xuất sắc tại Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards 2023.
Trong triển khai đề án số hóa tại Đại học Trà Vinh, Trường đang xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đào tạo theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, triển khai hệ thống E-Learning mức độ cơ bản phục vụ 100% sinh viên và giảng viên. Trong đó, 100% môn học có đăng ký giảng dạy trực tuyến (đạt gần 100% các học phần lý thuyết) đều đưa lên trang Quản lý hệ thống học tập trực tuyến của trường: https://lms.tvu.edu.vn, có bộ phận bán chuyên trách hỗ trợ giáo viên/sinh viên trong việc học tập/giảng dạy trực tuyến.
Bên cạnh, xây dựng kho dữ liệu tích hợp và các ứng dụng khai thác dữ liệu, gồm các dữ liệu về viên chức, sinh viên, đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng, hợp tác quốc tế, ký túc xá, các công tác quản trị nhà trường,... Triển khai một số ứng dụng và thiết bị kết nối IoT trong điều khiển, giám sát và điều khiển điện năng tại phòng học, giám sát chỉ số chất lượng không khí,... Xây dựng ứng dụng kết nối giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt với ViettelPay, Sacombank Pay, VNTP Money.
Song song đó, các lĩnh vực ưu tiên khác như: tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải - logistics, tài nguyên và môi trường… tạo thuận lợi cho việc cập nhật thông tin, quản lý, khai thác và sử dụng.
Đặc biệt, lĩnh vực thương mại đã vận hành hệ thống sàn giao dịch thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật, giới thiệu các loại sản phẩm trên sàn với trên 120 loại sản phẩm, trong đó có 45 loại là các sản phẩm OCOP, 75 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm an toàn, VietGap, ISO; hướng dẫn cho 26 đơn vị tham gia xây dựng, cập nhật gian hàng trực tuyến trên các sàn Tiki.vn, Voso.vn, Sendo.vn...; thực hiện liên kết sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh với 14 tỉnh, thành trên cả nước; tổ chức kết nối thị trường với các sàn thương mại điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh (các sàn Accesstrade, Tiki, Lazada, Droppii), kết quả có 14 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia với hơn 20 sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP (3 sao, 4 sao, 5 sao). Đồng thời, đề xuất Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) hỗ trợ đưa các sản phẩm lên sàn, hỗ trợ Công ty TNHH chế biến Dừa sáp Cầu Kè (Vicosap) và Công ty Cổ phần Trà Bắc có sản phẩm chủ lực đạt OCOP 4 sao, 5 sao tham gia sàn giao dịch nước ngoài (Alibaba.com).
Hoạt động chuyển đổi số tại Trà Vinh luôn được lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp, các ngành đẩy mạnh thực hiện. Kế hoạch sắp tới, tỉnh tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp về chuyển đổi số. Tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, nhất là các cơ sở dữ liệu thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số.
Bài, ảnh: ANH KHOA
Để thực hiện lộ trình xây dựng xã nông thôn mới (NTM) thông minh giai đoạn 2021 - 2025, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần đẩy mạnh tuyên truyền đến từng hộ dân mạnh dạn chuyển đổi số, thực hiện quét mã QR, truy cập internet dễ dàng, cập nhật thông tin, tìm hiểu chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đơn giản nhất bằng điện thoại thông minh. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, kéo giảm khoảng cách từ thành thị đến nông thôn, sớm xây dựng thành công xã NTM thông minh.