19/01/2023 08:10
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ cần quan tâm hiện nay nhằm đảm bảo an toàn thông tin trong thực hiện chuyển đổi số.
Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT), tất cả các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện đều có cán bộ phụ trách công nghệ thông tin (sở, ngành tỉnh 85 người, cấp huyện 11 người), trong đó, thạc sĩ 08, đại học 50, cao đẳng 18, còn lại là trung cấp. Để thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn thông tin, Sở TT- TT thường xuyên hướng dẫn cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng, khai thác các hệ thống, ứng dụng đã được triển khai như: hệ thống cổng dịch vụ công, quản lý văn bản điều hành; hệ thống ISO điện tử; ứng dụng chứng thư số… Tổ chức và tham gia các hội thảo, diễn tập về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
Năm 2022, Sở TT-TT phối hợp cử 234 lượt cán bộ tham gia khóa bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ nòng cốt chuyển đổi số về cách tiếp cận nền tảng trong chuyển đổi số, bồi dưỡng về chuyển đổi số cho lãnh đạo UBND cấp xã… trên nền tảng One Touch do Bộ TT-TT tổ chức. Song song đó, tổ chức các hội nghị, hội thảo nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, triển khai giải pháp chuyển đổi số của ngành, lĩnh vực như: nông nghiệp, tài chính - ngân hàng, tài nguyên môi trường, du lịch… Hướng dẫn, tập huấn nội dung liên quan chuyển đổi số cho gần 2.500 lượt cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh tham dự.
Ngoài ra, triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng đến 100% cấp huyện, 100% cấp xã với 732 tổ và 3.842 thành viên, thực hiện bồi dưỡng, tấp huấn, cung cấp thông tin cho các thành viên của Tổ Công nghệ số cộng đồng về các chủ trương, chính sách, pháp luật về chuyển đổi số; hướng dẫn cài đặt, sử dụng nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số.
Đồng chí Nguyễn Văn Chuẩn, Phó Giám đốc Sở TT-TT cho biết: nhằm đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số ngày 26/01/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh ban hành Nghị quyết số 09/NQ-TU về chuyển đổi số tỉnh Trà Vinh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Ngày 12/7/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 50/KH-UBND, triển khai thực hiện Nghị quyết số 09.
Mục tiêu đến năm 2025, Trà Vinh cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh. Phấn đấu tối thiểu 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai áp dụng ít nhất một nền tảng chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, việc ứng dụng và triển khai chuyển đổi số vẫn còn nhiều hạn chế, thời gian tới, Sở TT-TT tiếp tục phối hợp với các cơ quan đẩy mạnh hoạt động truyền thông về chuyển đổi số bằng nhiều phương thức nhằm tạo sự đồng thuận của toàn xã hội phối hợp triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ chuyển đổi số, phát huy vai trò của đoàn viên thanh niên, tổ công nghệ số cộng đồng, trạm truyền thanh cơ sở, trang thông tin điện tử về chuyển đổi số của tỉnh…
Bên cạnh, tập trung đề xuất đầu tư nâng cấp, mở rộng hạ tầng công nghệ số kỹ thuật để triển khai, vận hành các hệ thống thông tin dùng chung phục vụ chuyển đổi số của tỉnh; hoàn thiện mạng nội bộ của các cơ quan nhà nước kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan đảng và nhà nước; phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao, đặc biệt là triển khai cung cấp dịch vụ mạng 5G trên địa bàn tỉnh. Đồng bộ ở các cấp, các ngành và người dân, thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm thực hiện thành công quá trình chuyển đổi số.
Bài, ảnh: ANH KHOA
Để thực hiện lộ trình xây dựng xã nông thôn mới (NTM) thông minh giai đoạn 2021 - 2025, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần đẩy mạnh tuyên truyền đến từng hộ dân mạnh dạn chuyển đổi số, thực hiện quét mã QR, truy cập internet dễ dàng, cập nhật thông tin, tìm hiểu chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đơn giản nhất bằng điện thoại thông minh. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, kéo giảm khoảng cách từ thành thị đến nông thôn, sớm xây dựng thành công xã NTM thông minh.