12/11/2024 05:06
Đồng chí Phạm Phước Trãi, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: về website TMĐT, website cung cấp dịch vụ TMĐT và DN có hoạt động TMĐT, hiện trên địa bàn tỉnh có 03 Sàn TMĐT, 43 website bán hàng, 73 thương nhân giao dịch TMĐT đã được Cục TMĐT và Kinh tế số phê duyệt; về Sàn giao dịch TMĐT của tỉnh (https:travinhtrade.vn), đến nay có 204 DN tham gia, với 981 sản phẩm.
Thực hiện Nghị định số 91/2022/NĐ-CP, ngày 30/10/2022 của Chính phủ, Sở Công thương là đơn vị quản lý Sàn TMĐT Trà Vinh (travinhtrade.vn), Sở đã cung cấp danh sách DN theo Kế hoạch số 94/KH-UBND, ngày 29/12/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh về việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số. Đối với thông tin các DN của tỉnh để giới thiệu, quảng bá sản phẩm trên Sàn giao dịch TMĐT https://travinhtrade.vn, Sở đã triển khai cung cấp các thông tin DN theo phương thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế đảm bảo theo quy định.
Trong 09 tháng năm 2024, Sở đã hướng dẫn 26 đơn vị tham gia xây dựng, cập nhật gian hàng trực tuyến trên các sàn TMĐT trong nước Postmart.vn; Tiki.vn, Voso.vn, Sendo.vn... Thực hiện liên kết Sàn TMĐT của tỉnh Trà Vinh (https://travinhtrade.vn) với 14 sàn TMĐT trên cả nước; hỗ trợ 15 sản phẩm OCOP của 2 đơn vị lên sàn giao dịch TMĐT quốc tế ALIBABA.COM và đang hỗ trợ thêm 03 đơn vị. Đồng thời, tham gia và tổ chức 06 chuyến kết nối với các Sàn TMĐT của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Tiki, Sendo.vn, Shopee; Accesstrade, Droppii, Lazada, Tiki... Kết quả, nhiều nông sản của tỉnh: sầu riêng, chôm chôm, xoài Đài Loan lên sàn TMĐT Sendo.vn và một số sản phẩm trên các sàn khác.
Đối với phát triển điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, hiện trên địa bàn tỉnh có 04 cửa hàng trưng bày sản phẩm OCOP (Khu du lịch ao Bà Om (Phường 8, thành phố Trà Vinh), Cồn Chim (xã Hòa Minh, huyện Châu Thành), biển Ba Động (xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải) và điểm dừng chân Sáu Dư (xã Đại Phước, huyện Càng Long) và 01 cửa hàng bán sản phẩm OCOP của tỉnh tại thành phố Phú Quốc.
Đặc biệt, đến nay có 100% DN đã triển khai sử dụng hóa đơn điện tử; nộp thuế, kê khai thuế qua mạng, có 5.441 chứng thư số cá nhân (2.599 chuyên dùng, 2.842 công cộng) đang hoạt động trên địa bàn tỉnh phục vụ các giao dịch điện tử.
Song song đó, Sở phối hợp hỗ trợ ứng dụng TMĐT cho 84 DN, hợp tác xã, cơ sở tham gia mua bán, giao dịch qua Sàn giao dịch TMĐT tỉnh, với 445 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, OCOP và sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Ngoài ra, tổ chức kết nối với 05 Sàn TMĐT tại Việt Nam và các Sàn giao dịch TMĐT của các tỉnh: Kiên Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Tây Ninh, Cà Mau, Đồng Tháp, Bình Thuận, Thừa Thiên Huế. Hỗ trợ DN vận hành hiệu quả 10 website và xây dựng 04 website cho 04 DN.
Sở Công thương Trà Vinh đã phối hợp với các ngành triển khai kế hoạch phối hợp thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố Trà Vinh.
Đến nay, có 100% đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố triển khai thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, Công ty Điện lực Trà Vinh đã ngưng thu tiền điện tại nhà khách hàng đối với 106/106 xã/phường/thị trấn, đạt 99,96% (với 184.105/184.183 khách hàng); Công ty Cổ phần cấp thoát nước Trà Vinh, đến tháng 9/2023, có hơn 80% khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt; dự kiến đến năm 2025 thu đạt 98%; 100% các đơn vị như: cửa hàng kinh doanh xăng dầu, siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã triển khai thanh toán không dùng tiền mặt, tỷ lệ khách hàng thanh toán đạt 20%, riêng đối với thanh toán đơn hàng bán buôn đạt 100%; hộ tiểu thương tại các chợ khoảng 10% đã đăng ký và thực hiện thanh toán.
Để đạt được kết quả trên, Sở đã phối hợp tăng cường công tác đào tạo; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng dụng TMĐT cho cộng đồng. Từ đầu năm 2023 và đến tháng 6/2024, Sở đã tổ chức 18 lớp tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho hơn 540 lượt người dự.
Phát huy những kết quả đạt được, Sở tiếp tục triển khai có hiệu quả kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025. Duy trì và nâng cấp Sàn giao dịch TMĐT của tỉnh. Phối hợp tổ chức và tham gia các hội nghị, hội chợ xúc tiến trực tuyến với các đối tác nước ngoài.
Tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo, hội nghị, hội thảo bồi dưỡng về ứng dụng TMĐT cho đội ngũ quản lý, các DN, hợp tác xã, cơ sở nhằm nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc ứng dụng TMĐT trong xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu.
Tiếp tục hỗ trợ xây dựng DN chủ lực để áp dụng hình thức kinh doanh hiện đại, TMĐT nhằm hướng dẫn sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với thị trường và tiêu thụ nông sản.
TRƯỜNG NGUYÊN
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương đã triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm của Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06). Một giải pháp quan trọng được tập trung thực hiện trong Đề án 06 của Chính phủ là phát triển ứng dụng VNeID.