18/08/2020 05:26
Theo đó, các nội dung thực hiện chương trình gồm: hỗ trợ 10 lớp đào tạo nghề, truyền nghề và nâng cao tay nghề cho cơ sở công nghiệp nông thôn; 05 lớp tập huấn khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý điều hành doanh nghiệp cho các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN); đầu tư xây dựng 02 mô hình trình diễn; hỗ trợ 50 cơ sở đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ vào sản xuất CN-TTCN; tổ chức 02 hội nghị bình chọn sản phẩm CN-TTCN tiêu biểu cấp tỉnh; hỗ trợ xây dựng và đăng ký 05 nhãn hiệu sản phẩm, 10 cơ sở thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói; thực hiện 60 chuyên mục tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển CN-TTCN; các mô hình hoạt động hiệu quả trong sản xuất CN-TTCN, tổ chức 05 hội nghị tập huấn chính sách khuyến công và xúc tiến thương mại; hỗ trợ đầu tư, sửa chữa, nâng cấp 01 hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường; tổ chức 11 chuyến kết nối thị trường, học tập kinh nghiệm, tìm kiếm máy móc, thiết bị học tập kinh nghiệm về hoạt động khuyến công cho cơ sở công nghiệp nông thôn và chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức làm công tác khuyến công. Tổng nguồn kinh phí thực hiện trên 40,8 tỷ đồng; trong đó, nguồn huy động các cơ sở CN-TTCN đầu tư trên 21 tỷ đồng, kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 1,5 tỷ đồng, nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ trên 18,3 tỷ đồng.
Mục tiêu chung thực hiện chương trình nhằm huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, các cơ sở CN-TTCN ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất, áp dụng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng giảm chi phí, mở rộng sản xuất, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người sản xuất; tập trung các hoạt động khuyến công nhằm khôi phục và phát triển các làng nghề, du nhập phát triển ngành nghề mới gắn với kế hoạch triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm; hỗ trợ áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường; hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu và các hoạt động quảng bá sản phẩm tiếp cận thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Truyền nghề cho 300 lao động các cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ 400 lượt học viên, nâng cao năng lực quản lý điều hành doanh nghiệp cho các cơ sở CN-TTCN; hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến và xây dựng mô hình trình diễn cho 52 cơ sở công nghiệp nông thôn và 200 lượt doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn; tạo việc làm cho 2.000 - 3.000 lao động nông thôn; tuyên truyền cho các cơ sở công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
CÔNG THÀNH
Chiều ngày 08/5, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại tỉnh (Sở Công thương Trà Vinh) tổ chức nghiệm thu, bàn giao Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất gỗ mỹ nghệ”.