Mạo danh công ty bảo hiểm và giả mạo nhân viên đơn vị cung cấp ví điện tử để lừa đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản là 02 hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần qua, theo cảnh báo của VNCERT/CC.
Số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gây ra sự cố được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý trong 10 tháng đầu năm nay là 4.483, giảm tới 57,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cùng 02 nhóm mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền - ransomware điển hình là Lockbit và Blackcat, 03 nhóm mã độc đánh cắp thông tin - stealer gồm Atomic, Braodo, Golden Pickaxe cũng là những dòng mã độc hoạt động mạnh tại Việt Nam trong quý III/2024.
Chỉ rõ mối đe dọa an toàn thông tin mạng với cơ quan báo chí truyền thông ngày càng phức tạp, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin Trần Quang Hưng cũng nhấn mạnh tính cấp thiết của việc trang bị kỹ năng an toàn trên mạng cho mỗi nhà báo.
Để bảo vệ người dân trước lừa đảo trực tuyến, bên cạnh trang bị kỹ năng ứng phó, các chuyên gia cho rằng cần xử lý dứt điểm SIM rác, làm "sống, sạch" tài khoản ngân hàng.
Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) vừa thu hồi tiếp 05 tên định danh được dùng để phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác. Trong tuần đầu tháng 9, với sai phạm tương tự, 02 doanh nghiệp đã bị Cục An toàn thông tin thu hồi 06 tên định danh.
Trong 13 lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng mức cao và nghiêm trọng trong các sản phẩm Microsoft vừa được Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) đề nghị các đơn vị tại Việt Nam lưu ý, có 05 lỗ hổng đang bị khai thác thực tế.
Khẳng định nhận thức và kỹ năng của người dân là ‘lá chắn’ mạnh mẽ nhất, đại diện Cục An toàn thông (Bộ TT-TT) cho rằng mỗi người dân cần tích cực tham gia tuyên truyền về phòng chống lừa đảo trực tuyến để bảo vệ những người xung quanh mình.
4.029 là số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gây ra sự cố, đã được Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý trong 08 tháng đầu năm nay.
Trong tháng 7, có thêm 125 website giả mạo thương hiệu với mục đích lừa đảo được phát hiện. Con số này đã nâng tiếp số lượng địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức trong cơ sở dữ liệu chống lừa đảo trực tuyến quốc gia lên 125.059.
Cảnh báo về chiến dịch tấn công mạng của nhóm APT MirrorFace nhắm vào tổ chức tài chính, viện nghiên cứu và nhà sản xuất, Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) khuyến nghị các đơn vị trong nước tăng cường giám sát và sẵn sàng phương án ứng phó.
Trong hơn 7.200 hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức nhà nước, đến tháng 6/2024, vẫn còn trên 3.100 hệ thống chưa triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn theo hồ sơ đề xuất cấp độ đã được duyệt, tương đương 43,5%.
Chiến dịch "Nhận diện lừa đảo" do Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) và Meta phối hợp triển khai trong năm 2024, với mục đích chia sẻ các hình thức phòng tránh lừa đảo trực tuyến hữu ích tới cộng đồng người dùng mạng xã hội.
Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên toàn quốc kiểm tra, rà soát hệ thống thông tin có khả năng bị ảnh hưởng bởi chiến dịch tấn công mới, do nhóm APT "Mustang Panda" thực hiện nhằm vào Việt Nam.
Bằng cách giả danh nhân viên gìn giữ hòa bình cần nhờ người nhận hộ tiền gửi từ nước ngoài về Việt Nam, đối tượng lừa đảo đã lừa chiếm đoạt hơn 01 tỷ đồng của một phụ nữ ở Bình Phước.
Lỗ hổng bảo mật CVE-2024-24919 có mức độ ảnh hưởng cao, cho phép đối tượng tấn công có thể đọc nội dung tập tin bất kỳ trên sản phẩm tường lửa ‘Check Point Security Gateways’. Lỗ hổng này đang bị khai thác trong thực tế.
Trong quý I/2024, hệ thống giám sát của Viettel Cyber Security ghi nhận tăng đột biến các chiến dịch tấn công ransomware vào hạ tầng ảo hóa của tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam, với mức tăng tới 70% so với cùng kỳ.
Nhận định thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi, chuyên gia Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) cũng lưu ý người dùng về một số thủ đoạn như lợi dụng hình thức khám bệnh từ xa để lừa chiếm đoạt tài sản người bệnh...