14/10/2020 00:00
Đầu năm 1920, sau khi dập tắt các cuộc khởi nghĩa của ND, ruộng đất nước ta chủ yếu tích tụ vào tay một số ít địa chủ Pháp, phong kiến, quan lại, địa chủ thường và địa chủ kiêm công thương đã làm xã hội phân hóa mạnh mẽ. Giai cấp địa chủ chiếm 9% tổng số chủ ruộng nhưng lại sở hữu trên 50% diện tích đất canh tác. Tiểu nông chiếm trên 90% tổng số chủ ruộng nhưng lại chỉ có gần 40% diện tích trồng trọt. Ngoài ra còn khoảng 2,2 triệu hộ trong tổng số 4 triệu hộ nông thôn lúc bấy giờ hoàn toàn không có đất. Họ bị bóc lột dã man bởi tô, tức, thuế…
Cuối thập kỷ 20 của thế kỷ XX, Nông hội đỏ đã xuất hiện ở một số địa phương. Tháng 11/1929, BCH Tổng Nông hội Nghệ An ra đời, do đồng chí Phan Thái Ất làm Bí thư. Tiếp theo nhiều tổ chức Nông hội đỏ được thành lập ở Thái Bình, Hà Nội, Hà Đông, Hải Phòng, Hải Dương và các tỉnh Trung Kỳ, Nam Kỳ…
Các kỳ đại hội Đại hội lần thứ I (nhiệm kỳ 1988 - 1993): tổ chức từ ngày 28 - 29/3/1988 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Tham dự Đại hội có 613 đại biểu thay mặt cho 11.188.789 HV cả nước. Đại hội đã bầu BCH gồm 95 đồng chí và bầu 17 Ủy viên BTV. Đồng chí Phạm Bái - Ủy viên BCH Trung ương Đảng được bầu giữ chức Chủ tịch BCH Trung ương Hội ND Việt Nam. Đại hội lần thứ II (nhiệm kỳ 1993 - 1998): đây là đại hội “Đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động”, tổ chức từ ngày 15- 19/11/1993 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có 600 đại biểu đại diện cho 7.269.982 HV. Đại hội bầu 77 đồng chí vào BCH và 14 Ủy viên BTV. Đồng chí Nguyễn Văn Chính, Ủy viên BCH Trung ương Đảng được bầu lại làm Chủ tịch BCH Trung ương Hội ND Việt Nam. Đại hội lần thứ III (nhiệm kỳ 1998 - 2003): “tiếp tục đổi mới và phát huy mạnh mẽ vai trò nòng cốt của Hội, tổ chức, động viên giai cấp nông dân phát huy nội lực, cần kiệm xây dựng đất nước, thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn". Đại hội được tổ chức từ ngày 17 - 20/11/1998 tại Cung Văn hóa Hữu nghị, Hà Nội. Tham dự Đại hội có 700 đại biểu đại diện cho 7.215.544 HV. Đại hội đã bầu 114 Ủy viên BCH, 19 Ủy viên BTV. Đồng chí Nguyễn Đức Triều - Ủy viên BCH Trung ương Đảng được bầu lại giữ chức Chủ tịch BCH Trung ương Hội ND Việt Nam. Đại hội lần thứ IV (nhiệm kỳ 2003 - 2008): với chủ đề ''Đoàn kết - Đổi mới - Dân chủ - Phát triển'' tổ chức từ ngày 22- 25/11/2003 tại Cung Văn hóa Hữu nghị, Hà Nội. Tham dự Đại hội có 860 đại biểu đại diện cho 8.173.238 HV cả nước. Đại hội bầu 120 Ủy viên BCH và 21 Ủy viên BTV; đồng chí Vũ Ngọc Kỳ - Ủy viên BCH Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch BCH Trung ương Hội ND Việt Nam. Đại hội lần thứ V (nhiệm kỳ 2008 - 2013): với chủ đề “Đoàn kết - Đổi mới - Hội nhập - Phát triển” tổ chức từ ngày 22 - 25/12/2008 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình - Hà Nội. Tham dự Đại hội có 1.175 đại biểu đại diện 9.563.577 HV. Đại hội bầu 124 Ủy viên BCH và 21 Ủy viên BTV; đồng chí Nguyễn Quốc Cường - Ủy viên BCH Trung ương Đảng tái đắc cử giữ chức Chủ tịch BCH Trung ương Hội ND Việt Nam. Đại hội lần thứ VI (nhiệm kỳ 2013 - 2018): với chủ đề “Đoàn kết - Đổi mới - Chủ động - Hội nhập - Phát triển bền vững”, tổ chức từ ngày 30/6 - 03/7/2013 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình - Hà Nội. Tham dự Đại hội có 1.169 đại biểu đại diện 9.913.432 HV. Đại hội bầu 122 Ủy viên BCH và 21 Ủy viên BTV; đồng chí Nguyễn Quốc Cường, Ủy viên BCH Trung ương Đảng được tái cử giữ chức Chủ tịch BCH Trung ương Hội ND Việt Nam. Đại hội lần thứ VII (nhiệm kỳ 2018 – 2023): với chủ đề “Dân chủ - Đoàn kết - Đổi mới - Hội nhập - Phát triển”, được tổ chức từ ngày 11 - 13/12/2018 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình - Hà Nội. Tham dự Đại hội có 999 đại biểu đại diện 10.192.865 HV cả nước. Đại hội bầu 119 Ủy viên BCH; đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng tái đắc cử giữ chức Chủ tịch BCH Trung ương Hội ND Việt Nam. |
Đầu năm 1930, Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc), trong Sách lược vắn tắt của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo, được Hội nghị hợp nhất thông qua ngày 03/02/1930 đã nêu ra những vấn đề cơ bản đối với giai cấp ND: “Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày nghèo làm cách mạng thổ địa đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến''; đồng thời, Đảng nhấn mạnh ''ND là lực lượng to lớn của cách mạng". Vì vậy, phải tập hợp ND vào một tổ chức dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, đấu tranh giành độc lập tự do và thực hiện cách mạng ruộng đất.
Hội nghị lần thứ Nhất, BCH Trung ương Đảng họp trong tháng 10/1930 tại Hương Cảng đã thông qua bản Luận cương chính trị, trong đó nêu rõ: “Dân cày là hạng người chiếm đại đa số ở đông Dương (hơn 90%), họ là một động lực mạnh cho cách mạng tư sản dân quyền”. Tại Hội nghị quan trọng này, BCH Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết về thành lập Tổng Nông hội Đông Dương và thông qua Điều lệ Tổng Nông hội Đông Dương gồm 8 điều trong đó nêu rõ mục đích ''Thống nhất hết thảy Tổng Nông Hội Đông Dương để tranh đấu bênh vực quyền lợi hàng ngày của ND và để thực hiện cách mạng thổ địa''.
Việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (tên gọi đầu tiên của Hội ND Việt Nam ngày nay) đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giai cấp ND Việt Nam, sự trưởng thành và lớn mạnh về của phong trào ND dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Phát huy vai trò của tổ chức Hội ND trong sự nghiệp cách mạng và tiến tới Đại hội đại biểu ND toàn quốc, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo đối với giai cấp ND Việt Nam. Nổi bật như:
-Ngày 18/9/1974, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 209 - CT/TW về tổ chức Đại hội Đại biểu ND tập thể các cấp.
-Ngày 13/02/1984, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Thông báo số 32-TB/TW về việc mở Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội Liên hiệp ND tập thể Việt Nam.
-Từ ngày 28- 31/5/1984, tại Hậu Giang, Ban Trù bị Đại hội đại biểu ND tập thể toàn quốc đã tổ chức họp với 39/40 tỉnh, thành phố trong cả nước để sơ kết Đại hội các cấp chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội Liên hiệp ND tập thể Việt Nam.
- Ngày 24/3/1987, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 05/CT-TW về Tổ chức Hội Liên hiệp ND tập thể Việt Nam và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Hội.
-Ngày 01/3/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 42- QĐ/TW về việc đổi tên Hội Liên hiệp ND tập thể Việt Nam thành Hội ND Việt Nam.
Tại phiên họp ngày 17/01/1991, Bộ Chính trị đã đồng ý lấy ngày 14 tháng 10 năm 1930 làm Ngày thành lập Hội ND Việt Nam. Ngày 20/5/1991, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 69 – CT/TƯ về việc Tổ chức kỷ niệm 61 năm Ngày thành lập Hội ND Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/1991). Lần đầu tiên Hội ND Việt Nam tổ chức mít-tinh kỷ niệm trọng thể 61 năm Ngày thành lập Hội tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Đỗ Mười tới dự và có bài phát biểu quan trọng.
Những bài học kinh nghiệm của Hội Nông dân Việt Nam
Một là, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi kết quả hoạt động của Hội ND Việt Nam; không ngừng đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tinh thần sáng tạo của các cấp Hội, cán bộ, HV, ND trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chỉ thị, nghị quyết của Hội ND Việt Nam.
Hai là, chăm lo xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội các cấp có đủ năng lực, phẩm chất, nhiệt tình, trách nhiệm, hiểu ND và vì ND, nắm vững các chủ trương, chính sách để tuyên truyền, giải thích cho ND hiểu; chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của ND thì sẽ phát huy được vai trò chủ thể của giai cấp ND trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ba là, đổi mới nội dung, phương thức vận động ND phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế thì mới đoàn kết, tập hợp ND và nâng cao được chất lượng hoạt động của Hội ND các cấp; chú trọng chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích thiết thực, chính đáng của ND để tuyên truyền, vận động. Các hoạt động của Hội đều hướng về cơ sở, kịp thời nắm bắt, giải quyết những bức xúc, nguyện vọng chính đáng của HV ND và coi sự tham gia của HV, ND về các hoạt động công tác Hội và phong trào ND làm thước đo đánh giá chất lượng công tác Hội và đội ngũ cán bộ Hội các cấp.
Bốn là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Hội phải có trọng tâm, trọng điểm, hướng mạnh về cơ sở và thường xuyên cùng HV, ND sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, động viên khen, thưởng kịp thời để hoàn thiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến thì Hội ND sẽ hoạt động có hiệu quả, phát động thành công các phong trào thi đua yêu nước.
Năm là, tăng cường phát huy dân chủ, mở rộng các hình thức đối thoại, tiếp xúc giữa cấp ủy, chính quyền, tổ chức Hội các cấp với HV, ND; nâng cao hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội, nêu cao vai trò của HV, ND trong việc tham gia góp ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền. Chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành và địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào ND.
TÒA SOẠN (Theo tài liệu tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương)
Chiều ngày 19/11, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Ban Quản lý Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2023 - 2027” (Dự án) tổ chức hội thảo báo cáo kết quả khảo sát và đánh giá tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP có chủ thể là nữ.