08/04/2021 07:59
Cán bộ Hội LHPN xã Phong Thạnh tìm hiểu mô hình nuôi bò sinh sản của hội viên Trần Thị Trúc Linh (phải) từ đồng vốn TKTD đã đầu tư phát triển mở rộng.
Qua gần 20 năm phát triển, đến tháng 3/2021, tổng nguồn vốn TKTD do Hội LHPN xã quản lý gần 1,5 tỷ đồng, có 554 hội viên của 05/06 ấp tham gia; bình quân số tiền các hội viên qua 01 lần nhận vốn từ 05-20 triệu đồng/chu kỳ và mỗi chu kỳ có khoảng 40 hội viên được nhận vốn. Mô hình tổ TKTD của Hội LHPN xã đã giúp cho hơn 100 lượt hội viên/năm nhận vốn đầu tư vào chăn nuôi, mua bán và sản xuất nông nghiệp; thông qua đó các gia đình hội viên đã ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập và thoát nghèo…
Hội viên Trần Thị Trúc Linh, thành viên tổ TKTD ấp Cả Chương, xã Phong Thạnh cho biết: nhờ đồng vốn giúp nhau qua mô hình TKTD, gia đình 01 lần nhận vốn, đồng vốn nhận gần nhất là đầu năm 2021 được 20 triệu đồng. Các thành viên trong tổ thống nhất chu kỳ nhận vốn và hoàn trả vốn lại được tính theo vụ lúa (04 tháng), số tiền gia đình nhận được đã đầu tư vào mở rộng đàn bò sinh sản và mua thức ăn cho bò.
Hiện gia đình đã duy trì đàn bò sinh sản 09 con, nhờ đồng vốn TKTD ngay từ những năm đầu tiên (năm 2001), cả 02 vợ chồng rất nghèo và đi làm thuê để kiếm sống; số tiền tích lũy từ vốn vay của tổ TKTD được gia đình đầu tư nuôi bò sinh sản cho đến nay. Hàng năm, nguồn kinh phí để mua thức ăn cho bò (rơm) khoảng 500- 600 cuộn rơm (trị giá khoảng 12 triệu đồng) kết hợp với chuyển đổi 0,15ha đất trồng lúa của gia đình sang trồng cỏ nuôi bò, ngoài ra gia đình còn thuê thêm 0,2ha đất để trồng cỏ… nhờ có vốn TKTD được gia đình vay bổ sung cho nuôi bò, không phải vay bên ngoài hay bán bò con khi mở rộng và duy trì đàn bò. Mỗi năm gia đình thu vào từ 80 - 100 triệu đồng từ mô hình nuôi bò sinh sản.
Mô hình TKTD ấp Cả Chương, qua gần 20 năm duy trì và đến nay đã phát triển 12 tổ có 189 thành viên tham gia, với số tiền tiết kiệm lũy kế (cuối tháng 3/2021) trên 600 triệu đồng. Chị Huỳnh Thị Hồng Nhịn, Chi hội Trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Cả Chương chia sẻ: nhờ có mô hình TKTD nên các chị ở ấp sau khi nhận vốn, đều sản xuất có hiệu quả và kinh tế gia đình khấm khá hơn trước rất nhiều. Ngoài ra, ở ấp hiện có 100% thành viên trong tổ TKTD tham gia đóng góp ngày công và vật chất cùng địa phương XDNTM, như tham gia trồng hoa trước ngõ, các tuyến đường vào cụm dân cư…
Hàng trăm lượt gia đình hội viên nhờ có vốn TKTD đã “ăn nên làm ra”, từng bước vươn lên khấm khá. Đặc biệt, khắc phục tình trạng không còn vay “bạc nóng” bên ngoài, có thể nói mô hình TKTD của Hội LHPN xã Phong Thạnh là “cần câu” cho hội viên nghèo, hội viên gặp khó khăn về nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào sản xuất, trang trải cho cuộc sống lúc cấp thiết.
Trao đổi với chúng tôi, bà Huỳnh Thị Diễm My, Chủ tịch Hội LHPN xã Phong Thạnh cho biết: việc duy trì và nhân rộng mô hình TKTD tại các ấp đã nhận được sự đồng tình của các chị em hội viên; không chỉ giải quyết một phần khó khăn về nguồn vốn trong sản xuất cho các thành viên, mô hình còn chia sẻ trách nhiệm cộng đồng trong hội viên với nhau. Khi tới chu kỳ nhận vốn, các thành viên trong tổ sẽ trích ra 01 khoản tiền (50.000 - 100.000 đồng/lần nhận vốn) để thăm hỏi chị em lúc ốm đau, tang chế và tặng quà cho học sinh nghèo là con em hội viên; hỗ trợ chi phí cho tổ mua trà, bánh khi tổ chức sinh hoạt… trên 95% số thành viên khi nhận vốn TKTD đều sử dụng hiệu quả và có tích lũy, duy trì mô hình kinh tế của gia đình.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Chiều ngày 19/11, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Ban Quản lý Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2023 - 2027” (Dự án) tổ chức hội thảo báo cáo kết quả khảo sát và đánh giá tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP có chủ thể là nữ.