16/10/2020 15:38
Bà Lâm Thị Sa Ky với mô hình trồng dừa xen ớt. |
“Muốn gia đình được ấm no, hạnh phúc, cần ổn định về kinh tế” đó là chia sẻ của bà Lâm Thị Sa Ky, hội viên phụ nữ ấp Chợ, xã Hiếu Tử. Phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất và để kinh tế của gia đình ổn định, vợ chồng bà Sa Ky không ngại khó khăn, vất vả vừa làm ruộng, chăn nuôi và trồng trọt. Năm 2012, vợ chồng bà chuyển đổi 0,3ha đất ruộng lên liếp trồng màu (chủ yếu là trồng ớt chỉ thiên). Thấy hiệu quả, bà tiếp tục lên liếp thêm 0,2ha và trồng dừa xen ớt, dưới ao trồng bông súng với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”.
Bà Sa Ky cho biết: “Hiện tại với 160 gốc dừa đã cho trái, gia đình tôi thu nhập trên 04 triệu đồng/tháng từ bán dừa tươi”. Bên cạnh mô hình trồng trọt gia đình bà Sa Ky còn nuôi 05 con bò (03 bò sinh sản, 02 bò nghé) mỗi năm thu nhập trên 30 triệu đồng từ bán bò thịt. Tổng hợp từ các mô hình kinh tế của gia đình, bà Sa Ky thu nhập trên 80 triệu đồng/năm. Với mức thu nhập này, gia đình bà Sa Ky có cuộc sống ổn định.
Bà Lê Thị Mộng Nhi cho biết thêm, xác định phát triển kinh tế, giảm nghèo, tăng thu nhập cho hội viên là nhiệm vụ trọng tâm, bằng nhiều hình thức như: thành lập các tổ hùn vốn xoay vòng, tín chấp cho hội viên vay vốn phát triển sản xuất với lãi suất ưu đãi từ các nguồn ủy thác của ngân hàng; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn và vận động hội viên tham gia các lớp tập huấn về phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt; vận động chị em tích cực tham gia các mô hình phát triển kinh tế, các hoạt động nhân đạo từ thiện giúp đỡ hội viên nghèo… Hội đã giúp đỡ hội viên, phụ nữ vươn lên trong cuộc sống.
Gia đình chị Danh Thị Trâm, ngụ ấp Chợ thuộc diện cận nghèo, nhà đông con nhưng không có ruộng đất sản xuất. Kinh tế của gia đình phụ thuộc vào nghề làm thuê của chồng chị Trâm nhưng không ổn định. Ðược sự quan tâm, giúp đỡ của địa phương, các đoàn thể ở ấp, đặc biệt là Hội Liên hiệp phụ nữ xã đã giới thiệu chị Trâm tham gia lớp tập huấn chăn nuôi của xã vào năm 2019 và được Dự án thích ứng biến đổi khí hậu vùng đồng bằng Sông Cửu Long tỉnh Trà Vinh (Dự án AMD Trà Vinh) hỗ trợ 200 con vịt giống và thức ăn (tổng chi phí khoảng 11 triệu đồng). Sau 2,5 tháng chăm sóc vịt đạt trọng lượng 2,2kg/con, bán với giá 40.000 đồng/kg.
Do hao hụt nhiều nên lứa vịt đầu tiên chị Trâm huề vốn. Không cần hoàn vốn lại cho dự án nên chị Trâm có số vốn tiếp tục nuôi thêm lứa vịt kế tiếp với số lượng 500 con vịt siêu thịt. Để tiết kiệm chi phí về thức ăn chị Trâm nuôi theo hình thức “chạy đồng” tranh thủ khi đồng ruộng vào mùa thu hoạch chị cho vịt ăn đồng. Và đến nay cứ mỗi vụ lúa chị Trâm tiếp tục nuôi một đợt vịt.
Chị Trâm chia sẻ: “Mỗi năm, gia đình tôi nuôi từ 02 - 03 đợt vịt, thu nhập tuy không nhiều nhưng đủ để lo chi phí học tập của các con và đảm bảo cuộc sống hàng ngày của gia đình”.
Xây dựng và nhân rộng các mô hình phụ nữ phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Liên hiệp phụ nữ xã Hiếu Tử. Hiệu quả từ các mô hình đã góp phần giúp hội viên phụ nữ thoát nghèo, vươn lên làm giàu, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, gắn với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng xã NTM nâng cao.
Bài, ảnh: KIM NGÂN
Chiều ngày 19/11, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Ban Quản lý Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2023 - 2027” (Dự án) tổ chức hội thảo báo cáo kết quả khảo sát và đánh giá tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP có chủ thể là nữ.