25/10/2020 15:25
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tấn Phát, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phong Phú cho biết: mô hình trồng ngò gai kết hợp với trồng gấc đã giúp nhiều hộ có thu nhập ổn định. Mô hình khá phù hợp với các hộ nghèo, ít đất canh tác (0,1-0,2ha/mô hình) và vốn đầu tư không nhiều (12-15 triệu đồng/1.000m²)… chỉ sau 04 tháng cho thu nhập và kéo dài suốt năm. Đây là mô hình liên kết về đầu ra sản phẩm (ngò gai) nên ổn định cho nông dân và giải quyết được lao động nông nhàn của địa phương… hiện Hội Nông dân xã thông qua công tác “Dân vận khéo” để vận động, tuyên truyền cho các hộ có đất trống xung quanh nhà để phát triển kinh tế, góp phần cùng địa phương thực hiện hiệu quả công tác xóa nghèo và chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
Đến cuối tháng 9/2020, trên địa bàn xã Phong Phú đã có gần 45 hộ tham gia trồng ngò gai, với diện tích hơn 10ha; trong đó có 60% diện tích trồng kết hợp ngò gai với dây gấc. Với giá bao tiêu ngò gai hiện nay là 8.000 đồng/kg, năng suất bình quân 30 tấn/ha. Để nâng cao hiệu quả trên diện tích trồng ngò gai, các hộ trồng ngò đã tận dụng không gian phía trên để làm giàn leo cho cây gấc.
Nông dân Thạch Thị Bu Ni, Tổ trưởng Tổ hội nghề nghiệp trồng ngò gai Ấp II, xã Phong Phú cho biết: trong tổ có 06 thành viên và tham gia trồng 0,2ha mô hình ngò gai kết hợp với dây gấc. Đến nay, mô hình đã thực hiện hơn 06 tháng và hiệu quả kinh tế mang lại rất cao (khoảng 15 triệu đồng/1.000m²) và mô hình đã được Chi hội Nông dân ấp nhân rộng ra cho các hộ trong ấp và các ấp lân cận áp dụng theo.
Chi phí đầu tư cho 1.000m² mô hình trồng ngò gai khoảng 06 triệu đồng, gồm 04kg hạt giống (02 triệu đồng), công xới đất 300.000 đồng và phân bón 200.000 đồng/lần thu hoạch; thời gian từ lúc trồng đến thu hoạch lần thứ nhất sau 04 tháng, tiếp theo cứ hàng tháng thu hoạch 01 lần và kéo dài 03 đợt thu hoạch mới tiến hành làm đất, trồng mới lại ngò gai giống. Với giá bao tiêu hiện nay 8.000 đồngkg, năng suất 03 tấn/1.000m² và nhân công thuê cắt ngò gai 2.000 đồng/kg. Cũng theo nông dân Thạch Thị Bu Ni, sau khi trừ chi phí đầu vào và nhân công thuê cắt ngò, người trồng ngò thu vào gần 15 triệu đồng/1.000m². Đối với các hộ có điều kiện sẽ đầu tư trồng kết hợp với dây gấc, do chi phí trồng gấc hơi cao, chủ yếu là đầu tư mua trụ để làm giàn và dây kẽm để giăng cho dây gấc leo (khoảng 12 triệu đồng/1.000m²) và tiền mua gấc giống (50 gốc/1.000m², khoảng 02 triệu đồng), sau 02 vụ trồng ngò gai là gấc cho thu hoạch, với sản lượng khoảng 600-650kg và giá bán hiện nay dao động từ 7.000-10.000 đồng/kg.
Nông dân Thạch Cưng, gia đình thuộc diện hộ cận nghèo ở Ấp IV, xã Phong Phú vừa được Ngân hàng Chính sách xã hội đầu tư vốn để phát triển sản xuất (50 triệu đồng). Ông chia sẻ: gia đình có 2.000m² đất cát pha trước đây trồng chuối nhưng hiệu quả không cao; qua học tập mô hình trồng ngò - gấc của Hội Nông dân triển khai đã được gia đình về áp dụng. Với số vốn trên, bản thân quyết định đầu tư chuyển đổi sang trồng ngò gai kết hợp với gấc; hiện mô hình đang hứa hẹn nhiều hiệu quả cho gia đình thoát nghèo.
HỮU HUỆ
Chiều ngày 19/11, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Ban Quản lý Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2023 - 2027” (Dự án) tổ chức hội thảo báo cáo kết quả khảo sát và đánh giá tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP có chủ thể là nữ.