14/11/2021 09:17
Anh Sơn Ngọc Hân, ngụ ấp Lưu Tư, xã Huyền Hội, huyện Càng Long rời quê hương đi làm công nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2017 đến nay. Mỗi tháng, trừ chi phí sinh hoạt, nhà trọ anh còn dư khoảng 05 triệu đồng để gửi về quê phụ giúp cha mẹ nuôi 02 em ăn học. Nhưng từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh, thành phía Nam thực hiện giãn cách xã hội, để ổn định sản xuất và bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, anh Ngọc Hân và công nhân của công ty thực hiện nghiêm “3 tại chỗ”: ăn tại chỗ, nghỉ tại chỗ và làm việc tại chỗ. Cứ 03 ngày, doanh nghiệp lại test Covid-19 cho các công nhân.
Anh Ngọc Hân chia sẻ: tình hình dịch bệnh ở Thành phố Hồ Chí Minh rất phức tạp, mặc dù thực hiện nghiêm 03 tại chỗ, thực hiện nghiêm thông điệp “5K” theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nhưng công ty cũng có rất nhiều ca F0, F1. Tại các khu nhà trọ cũng xuất hiện F0 trong cộng đồng. Mặt khác, do công ty tạm nghỉ nên công nhân cũng mất việc làm, không có thu nhập suốt 03-04 tháng liền nên tôi trở về quê nhà. Hiện tại, tôi phụ với cha mẹ chăm sóc 0,3ha ruộng lúa của gia đình, chờ khi dịch bệnh được kiểm soát, tôi sẽ trở lại công ty làm việc.
Còn chị Sơn Thị Sa Va Đi, ngụ ấp Ô Đùng, xã Hiếu Tử, huyện Tiểu Cần tuy hàng ngày có thời gian chăm sóc 02 con nhỏ nhưng cũng luôn trăn trở vì thất nghiệp kéo dài. Chị Sa Va Đi cho biết: chị làm công nhân cho một công ty ở tỉnh Tiền Giang hơn 01 năm nay.
Chị Sơn Thị Sa Va Đi và các con.
Do có con nhỏ nên chị đăng ký dịch vụ đưa rước của công ty mỗi ngày (05 giờ sáng xe của công ty đến đón và 05 giờ chiều đưa về), tuy làm việc xa nhà có nhiều bất cập nhưng mỗi tháng trừ chi phí chị cũng còn dư hơn 03 triệu đồng để nuôi các con, nhưng từ khi dịch bệnh bùng phát, công ty cho công nhân tạm nghỉ thì cuộc sống gia đình chị Sa Va Đi gặp nhiều khó khăn, nhất là về kinh tế.
Hiện tại, chị Sa Va Đi đã được tiêm đủ 02 mũi vắc-xin phòng Covid-19, nhưng chị vẫn chưa xin được việc làm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp nên các công ty chưa tuyển dụng lao động.
Từ khi được trở về quê hương đến nay, hàng ngày, con gái chị Hồ Kim Mỹ ở ấp Cây Cách, xã Bình Phú, huyện Càng Long vẫn tham gia học trực tuyến trên chiếc điện thoại thông minh của mẹ. Chị Mỹ cho biết: “Ban đầu, khi trở về địa phương tôi rất lo lắng vì mẹ con tôi phải thực hiện cách ly tập trung, nhưng sau khi vào ở tập trung tôi thấy như ở nhà mình vậy vì các đồ dùng sinh hoạt thiết yếu đều đầy đủ, có cả mạng internet hoạt động ổn định, giúp con tôi không bị gián đoạn việc học do phải thực hiện cách ly.
Hiện tại tôi và con gái đã hoàn thành cách ly tại nhà hơn 03 tuần. Bên cạnh niềm vui sum họp gia đình, vui vì đã được tiêm đủ 02 mũi vắc-xin phòng Covid-19 nhưng điều khiến tôi băn khoăn là chưa xin được việc làm tại địa phương. Nếu tình trạng này kéo dài gia đình tôi gặp khó về kinh tế.
Bài, ảnh: KIM NGÂN
Trong những năm qua, phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” đã lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè. Thông qua phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương hội viên phụ nữ điển hình làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc.