07/05/2023 07:43
Ông Huỳnh Văn Lùng bên Huy chương Kháng chiến, ôn lại kỷ niệm ngày 30/4/1975 toàn thắng.
Ông Phạm Văn Hiệp, thương binh hạng 4/4, sinh năm 1949, hiện ngụ tại ấp Trà Gút, xã Đại Phước, huyện Càng Long chia sẻ: “Giờ nhớ lại những ngày tháng Tư lịch sử, người còn, người mất. Sau 30/4/1975, người dân tiếp tục theo Đảng kiến thiết quê hương. Hôm nay, trong những ngày tháng Tư lịch sử này dù đã 48 năm, nhưng năm tháng đó không thể nào quên...”.
Là người con của ấp Tân Định, xã Đại Phúc, ông Huỳnh Văn Lùng, thương binh hạng 4/4, sinh năm 1953 đã cùng với đồng đội, hoàn thành nhiệm vụ; trở lại quê hương, với miếng ruộng, thửa vườn, phát triển kinh tế. Bên chiếc Huy chương Kháng chiến, ông Huỳnh Văn Lùng bộc bạch: chúng tôi rất tự hào và luôn biết ơn Đảng, Nhà nước; chúng tôi rất từ hào, tiếp tục cùng địa phương xây dựng quê hương, làm nòng cốt trong XDNTM…
Theo đồng chí Mai Văn Kha, Chủ tịch UBND xã Đại Phúc: năm 2019, tỉnh đưa vào sử dụng tuyến đường thuộc Dự án hạ tầng thiết yếu phục vụ vườn cây ăn trái các huyện Càng Long, Châu Thành và thành phố Trà Vinh (tuyến đường mới nối từ đường Nguyễn Đáng giao với đường Võ Văn Kiệt - thành phố Trà Vinh, đến Quốc lộ 60 thuộc địa bàn huyện Càng Long), Đại Phúc là một trong những địa phương được hưởng lợi. Tuyến đường đã tạo động lực, giúp Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Đại Phúc tiếp tục phát triển kinh tế theo hướng toàn diện...
Xã Đại Phúc được thành lập theo Nghị định số 157/2003/NĐ-CP, ngày 10/12/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã thuộc các huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Càng Long, Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Theo đó, Đại Phúc được thành lập từ tách ra 05 ấp của xã Đại Phước, huyện Càng Long. Sau khi được thành lập, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, ra sức xây dựng quê hương.
Sau khi được công nhận xã nông thôn mới (năm 2019), Đại Phúc tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí, hiện đang xây dựng NTM nâng cao. Kết quả của quá trình phấn đấu, hiện xã chỉ còn 03 hộ nghèo, 31 hộ cận nghèo; hàng năm trên 90% hộ được công nhận, tái công nhận gia đình văn hóa.
Đặc biệt, người dân đã tích cực tham gia cùng với địa phương XDNTM, nổi bật là tiêu chí giao thông; hiện Đại Phúc có 8,7km đường trục xã, được nhựa hóa 100%; có 05 tuyến đường trục ấp, liên ấp, dài 12,6km, cứng hóa đạt 100%: ấp Tất Vinh 2,4km, nền đường 05m, mặt đường 03m; ấp Tân Hạnh 3,4km, nền đường 05m, mặt đường 3,5m; ấp Kinh Ngay dài 3,3km, nền đường 05m, mặt đường 3,5m; đường đal ấp Rạch Cát dài 3,5km, nền đường 05m, mặt đường 2,5m. Toàn xã có 8,9km đường ngõ xóm không lầy lội vào mùa mưa, đạt 100%.
Đại Phúc có 05 ấp, có 1.288 hộ với 4.590 nhân khẩu. Nhân dân sống bằng nghề nông nghiệp chiếm 66,4%. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ, toàn xã có 42 Mẹ Việt Nam anh hùng, có 229 liệt sĩ, 361 gia đình chính sách, 56 thương binh, 15 người tù đày, 158 gia đình thờ cúng liệt sĩ. |
Ông Bùi Ngọc Diệp, ngụ ấp Rạch Cát, xã Đại Phúc chia sẻ: cuộc sống của người dân Đại Phúc không ngừng phát triển, giao thông thuận lợi, sản xuất chủ động nước, nhất là từ khi thực hiện Dự án ngọt hóa Nam Măng Thít, cống Ba Trường hoàn thành, nông dân ở đây không còn sợ mặn trong sản xuất…
Ông Mai Văn Kha, Chủ tịch UBND xã Đại Phúc cho biết: sau hơn 02 năm dịch bệnh Covid-19, từ năm 2022 đến nay, với sự đồng lòng, đoàn kết và quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, kinh tế - xã hội của của Đại Phúc tiếp tục phát triển; hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội đề ra;
Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xã luôn quan tâm đến công tác thủy lợi, tạo điều kiện thuận lợi để người dân sản xuất hiệu quả; diện tích đất nông nghiệp được tưới, tiêu chủ động 721/798ha, đạt 90%; toàn xã có 1.172/1.178 hộ sử dụng điện, đạt 99,5%... Hiện kết quả XDNTM nâng cao của xã còn một số tiêu chí phải tập trung thực hiện; tuy khó khăn, song Đại Phúc sẽ phát huy truyền thống anh hùng, hoàn thành nhiệm vụ XDNTM nâng cao trước năm 2025.
Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN
Trong những năm qua, phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” đã lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè. Thông qua phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương hội viên phụ nữ điển hình làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc.