16/04/2024 15:01
Hệ thống xử lý nguồn nước tại Trạm cấp nước cồn Bần Chát (ấp An Lộc, xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè).
Hiện toàn tỉnh có 112 công trình trạm cấp nước do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh quản lý, trên địa bàn 85 xã, 03 thị trấn và 02 phường thuộc thị xã Duyên Hải. Mạng lưới tuyến ống rộng, với khoảng 4,603 triệu mét ống đường kính các loại.
Để đảm bảo nguồn nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh, đến cuối năm 2023, Trung tâm đã hoàn thành việc nâng cấp mở rộng các trạm cấp nước bức xúc trên địa bàn tỉnh; nâng cấp mở rộng 02 trạm cấp nước Vinh Kim, huyện Cầu Ngang và Hòa Tân - Thông Hòa, huyện Cầu Kè. Riêng trong năm 2023, thực hiện hoàn thành duy tu, sửa chữa 12/112 trạm cấp nước với kinh phí 5,2 tỷ đồng từ nguồn vốn phát triển sự nghiệp của đơn vị; năm 2023 và 02 tháng đầu năm 2024, Trung tâm đã thực hiện mở rộng 116,228km ống đường kính các loại/6,79 tỷ đồng.
Trước tình hình nước mặn xâm nhập sâu trong các tuyến sông lớn như Sông Hậu, sông Cổ Chiên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc cấp nước tại các trạm nước sạch ở nông thôn. Đặc biệt tại một số khu vực do sử dụng nguồn nước mặt trong xử lý để cung cấp cho trạm cấp nước, khi khô hạn và mặn diễn biến phức tạp sẽ tác động đến chất lượng nguồn nước trong xử lý. Trong này, có các trạm cấp nước sinh hoạt ở 06 xã cánh B (phía Bắc Quốc lộ 53) thuộc huyện Càng Long; khu vực xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành và xã Long Đức, thành phố Trà Vinh.
Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh đã triển khai các giải pháp cũng như tăng cường trách nhiệm, phân công nhân viên quản lý trạm theo dõi tình hình xâm nhập mặn trên nhánh sông Cổ Chiên 24/24 giờ, tranh thủ bơm nước ngọt tích trữ để phục vụ, khi mặn xâm nhập. Nâng cấp bơm một số trạm cấp nước bơm nước từ các nhà máy nước trong nội đồng đến các xã ven sông Cổ Chiên khi bị nhiễm mặn. Nạo vét các ao chứa nước thô, nhằm tăng dự trữ nước ngọt và thường xuyên kiểm tra độ mặn tại các công trình cấp nước tập trung sử dụng nước mặt để có kế hoạch lấy nước hợp lý phục vụ công tác vận hành, khai thác, cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.
Đồng thời nâng cấp đường kính ống một số khu vực áp lực yếu, để đảm bảo lưu lượng và áp lực; đã nâng cấp công suất lọc 03 trạm cấp nước 1.200m3/ngày/trạm cấp nước. Ngoài ra, Trung tâm cũng đã chuẩn bị hơn 30.000m ống dự trữ, sẵn sàng sử dụng khi cần thiết. Trung tâm cũng phối hợp cùng với các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, giữ vệ sinh nguồn nước, hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô, tăng cường phối hợp giữa các ngành, các cấp giúp người dân nắm bắt thông tin diễn biến xâm nhập mặn kịp thời. Đặc biệt, đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân ở địa bàn các huyện còn khó khăn, bị thiếu nước, nhằm cung cấp đủ nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024.
Cũng theo đồng chí Bùi Văn Mừng, trong triển khai thực hiện các giải pháp lâu dài, tỉnh cần xây dựng và cải tạo các hồ trữ nước ngọt để cung cấp đủ nước sạch cho người dân trong mùa hạn mặn và cấp nước sinh hoạt bền vững lâu dài trong những năm tiếp theo. Tập trung ở 02 huyện Càng Long và Châu Thành, dự đoán bị ảnh hưởng xâm nhập mặn nhiều nhất, 02 địa bàn này đa số nước ngầm chất lượng kém không đảm bảo cấp nước sinh hoạt, người dân chủ yếu sử dụng nước sông để sinh hoạt, khi xảy ra xâm nhập mặn hệ thống thủy lợi đóng kín, phía trong cống nước kinh khô hạn thiếu nước, bên ngoài đê nước bị nhiễm mặn cao người dân không sử dụng được.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Trong những năm qua, phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” đã lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè. Thông qua phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương hội viên phụ nữ điển hình làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc.