01/12/2023 13:41
Bà Thạch Thị Sa thoát nghèo nhờ nuôi bò sinh sản.
Những năm gần đây, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, với sự hỗ trợ nhiều nguồn lực từ Trung ương, tỉnh, nhất là đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, chuyển đổi đối tượng canh tác, nuôi trồng, đời sống của người dân vùng “đất khó một thời” đã có sự chuyển biến rõ rệt.
Bà Thạch Thị Sa, ấp Chông Bát, xã Tân Hiệp thuộc diện hộ nghèo nhiều năm do không có vốn làm ăn, thiếu kiến thức trồng trọt, chăn nuôi… nên hoàn cảnh nghèo luôn đeo đẳng. Đầu năm 2020, gia đình bà được hỗ trợ vay 40 triệu đồng từ nguồn vốn nhân rộng mô hình giảm nghèo trồng cỏ và nuôi bò sinh sản. Đây là điều kiện, tạo động lực để gia đình bà phát triển kinh tế.
Bên cạnh, xác định chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm cho người dân sẽ tạo nguồn thu nhập ổn định, UBND huyện quan tâm đến công tác giải quyết việc làm. Đầu năm 2023, huyện ban hành kế hoạch thực hiện công tác việc làm - dạy nghề và giảm nghèo bền vững năm 2023. Trong đó, đề ra mục tiêu tập trung triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm nâng cao mức sống cho người dân, nhất là đồng bào Khmer.
Những tháng đầu năm 2023, huyện có gần 7.000 lao động được giải quyết việc làm, trong đó, khoảng 2.600 lao động làm việc trong tỉnh, trên 4.300 lao động làm việc ngoài tỉnh và có 166 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Gia đình ông Kim Văn Công, ấp Đông Sơn, xã Tập Sơn có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên 02 người con chỉ học hết lớp 12; hiện người con lớn đi làm ở Bình Dương, còn người con nhỏ làm tại cơ sở may gần nhà, nhờ vậy, đời sống gia đình đã dần ổn định.
Ông Kim Văn Công cho biết: nhờ các con có việc làm ổn định nên đời sống gia đình ngày càng cải thiện, có tích lũy chứ vợ chồng tôi chỉ có 2.000m2 đất trồng lúa, những năm trước, vừa làm ruộng vừa làm thuê cũng chỉ đủ trang trải sinh hoạt. Được chính quyền địa phương quan tâm, hướng dẫn giúp con có việc làm gần nhà, thu nhập ổn định, tôi rất mừng.
Theo đồng chí Tăng Thị Thắm, Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Cú, nhằm thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm, huyện đã triển khai thực hiện các chương trình tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong đó, nguồn vốn sinh kế cho vay giải quyết việc làm, hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo ủy thác qua các hội, đoàn thể đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm cho người lao động, giúp người dân tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh, thu hút nhiều công ty, doanh nghiệp về địa phương đầu tư sản xuất, tạo thêm việc làm cho lao động tại chỗ.
Tin rằng, với những giải pháp đồng bộ về tạo việc làm cho người lao động được các ngành, các cấp của huyện Trà Cú tập trung thực hiện sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương với mức thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống người dân nông thôn. Qua đó, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, XDNTM của huyện.
Bài, ảnh: NX - MT
Trong những năm qua, phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” đã lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè. Thông qua phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương hội viên phụ nữ điển hình làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc.