07/10/2024 05:54
Qua 100 năm kể từ khi cây dừa sáp đầu tiên của Việt Nam bén rễ ở vùng đất Cầu Kè, loại dừa độc đáo này đã khẳng định được vị thế, trở thành “ông hoàng” đặc sản của tỉnh, cho giá trị kinh tế rất cao so với các loại cây trồng khác. Nhờ đặc tính kén thổ nhưỡng và hiếm quả, rất khó cho quả sáp ở những vùng đất khác, nên Trà Vinh được mệnh danh là “thủ phủ dừa sáp”. Với tiềm năng, thế mạnh đó, tỉnh đang tập trung nâng cấp chuỗi giá trị dừa sáp để ngành hàng này phát triển bền vững.
09/08/2024 07:02
Bên cạnh các đề tài/dự án của Sở Khoa học và Công nghệ Trà Vinh chuyển giao cho người trồng dừa sáp, các hộ trồng dừa sáp ở Cầu Kè nói riêng và trong tỉnh nói chung, còn tiếp cận các nguồn vốn đầu tư của tỉnh về chuyển đổi cơ cấu sản xuất để phát triển trồng cây dừa sáp và trang thiết bị đầu tư chế biến các sản phẩm từ trái dừa sáp...
04/06/2024 15:53
Trà Vinh là tỉnh có diện tích dừa khá lớn, với 27.359ha, trong đó dừa sáp khoảng hơn 1.000ha, tập trung nhiều nhất ở huyện Cầu Kè. Đặc biệt, dừa sáp và các sản phẩm chế biến từ dừa sáp đã và đang được tỉnh đẩy mạnh xúc tiến đầu tư xuất khẩu sang các nước có yêu cầu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
30/05/2024 09:38
Với tổng diện tích trồng dừa sáp ở huyện Cầu Kè khoảng 1.140ha; trong đó, chủ yếu tập trung ở 03 xã có đông đồng bào Khmer sinh sống: Hòa Tân 480ha, Châu Điền 239ha và Hòa Ân 139ha... dừa sáp đã trở thành cây trồng chính và mang lại thu nhập khá cao trong chuyển đổi sản xuất từ đất vườn tạp, triền giồng, đất lúa kém hiệu quả cho các nhà vườn là đồng bào Khmer.
15/11/2023 07:45
Nhiều năm trước, dừa sáp chưa có giá trị nhiều về kinh tế, mà chỉ là “món ăn chơi” của người dân địa phương cũng như du khách khi có dịp đến Trà Vinh. Với món ăn lạ chỉ thuộc về vùng đất huyện Cầu Kè, nên sức hấp dẫn của trái dừa sáp ngày càng chinh phục người tiêu dùng trong và ngoài nước. Từ đó diện tích dừa sáp của huyện ngày càng mở rộng.
14/08/2023 12:40
Hơn 04 năm triển khai tại Trà Vinh, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã phát huy tính hiệu quả rõ rệt. Các sản phẩm hàng hóa chất lượng, có lợi thế ở địa phương ngày càng được nâng cao giá trị và có thị trường tiêu thụ ổn định hơn. Nhiều sản phẩm OCOP Trà Vinh đã "xuất ngoại" sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh Quốc... Qua đó, giúp giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân nông thôn Trà Vinh, góp phần thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
22/06/2023 18:12
Đồng chí Phạm Minh Truyền, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng phát triển sản phẩm OCOP, thương hiệu, truy suất nguồn gốc sản phẩm và phát triển thương mại điện tử tỉnh (BCĐ) của tỉnh cho biết: hiện toàn tỉnh có 184 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, của 118 chủ thể (72 hộ kinh doanh, 20 công ty, 05 doanh nghiệp (DN), 19 hợp tác xã (HTX) và 02 tổ hợp tác (THT)). Phần lớn các sản phẩm được công nhận, các chủ thể đều có kế hoạch, định hướng phát triển nguồn nguyên liệu để nuôi sản phẩm. Đây được xem là yếu tố “sống - còn” của sản phẩm.