01/04/2021 14:56
Sinh viên thực hành hoạt động theo nhóm ở Vườn ươm doanh nghiệp.
Các hoạt động nổi bật như: ra mắt mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp cho SV khu vực đồng bằng sông Cửu Long, hoạt động này nhằm xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng bằng cách thúc đẩy các hành động hợp tác song phương, đa phương với quan điểm nâng cao sự hiểu biết và kỹ năng khởi nghiệp của SV và cựu SV; phát triển hợp tác và bổ sung hài hòa giữa các thành viên trong mạng lưới nhằm tối đa hóa các tài nguyên hiện có trong mỗi tổ chức, góp phần hỗ trợ SV và cựu SV khởi nghiệp trong môi trường thuận lợi nhất có thể.
Chuyển đổi mô hình hội quán café sinh viên tại ký túc xá thành TVU Hub (không gian làm chung Trường Đại học Trà Vinh), đây là không gian dành cho SV, nhóm SV, các câu lạc bộ có nhu cầu học tập, làm việc nhóm, nghiên cứu và trao đổi với các chuyên gia khởi nghiệp; cung cấp wifi, tea-break (cà phê, trà, bánh) và các tiện ích khác.
Mục tiêu của TVU Hub là hỗ trợ khởi nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Tổ chức cuộc thi “Hult Prize vòng cơ sở tại Trường Đại học Trà Vinh” nhằm chuẩn hóa quy trình tổ chức cuộc thi, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo hỗ trợ các dự án tham gia nhằm kết nối các chương trình đầu tư mang tầm quốc gia và khu vực; đồng thời, tạo điều kiện giúp SV vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; hướng SV, học sinh tới hoạt động có ý nghĩa là tìm hiểu về kinh doanh; có cơ hội trải nghiệm thực tế để đúc kết kinh nghiệm, kiến thức về kinh doanh, xây dựng ý tưởng và tìm ra con đường lập nghiệp trong tương lai; góp phần tạo thêm việc làm cho SV Trường Đại học Trà Vinh từ những dự án khởi nghiệp thành công; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ, đặc biệt là SV, học sinh; phát hiện và ươm tạo những ý tưởng, sản phẩm sáng tạo; tuyển chọn những dự án khởi nghiệp khả thi tham gia cuộc thi khởi nghiệp ở cấp độ cao hơn, qua đó quảng bá những ý tưởng, dự án hay và gắn kết vào thực tế.
Tổ chức Hội thảo với chủ đề “SV ra trường nên đi làm hay khởi nghiệp?” cung cấp cho SV những thông tin hữu ích cũng như tháo gỡ những vướng mắc của SV trong quá trình khởi nghiệp, góp phần thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong SV. Tổ chức 03 hội thảo kết nối chuyên gia nước ngoài kết nối nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp giữa Trường Đại học Trà Vinh với các chuyên gia từ các tổ chức nước ngoài. Tổ chức 05 lớp đào tạo nâng cao năng lực cho SV có ý tưởng khởi nghiệp khả thi, đào tạo các kỹ năng cần thiết cho SV để giúp các bạn vững bước trên con đường khởi nghiệp và kêu gọi vốn đầu tư: kỹ năng làm việc nhóm nhằm hình thành một đội khởi nghiệp hiệu quả, kỹ năng thuyết trình (trình bày, thuyết phục ban giám khảo, nhà đầu tư về tính khả thi của ý tưởng/dự án), kỹ năng quản lý thời gian (nhằm sử dụng thời gian có hiệu quả nhất), kỹ năng pitching (kêu gọi vốn đầu tư), giao tiếp cơ bản tiếng Anh trong khởi nghiệp (trình bày ý tưởng/dự án với ban giám khảo hoặc nhà đầu tư nước ngoài). Tổ chức 02 sự kiện kết nối các SV có ý tưởng/dự án khởi nghiệp với cựu SV thành đạt, trong đó chú trọng cựu SV đã khởi nghiệp thành công của nhà trường nhằm thu hút đầu tư cũng như chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp thực tế cho SV đang có mong muốn khởi nghiệp. Xây dựng bộ tài liệu “phương pháp giảng dạy các kỹ năng cho quá trình khởi nghiệp”, đây là tài liệu vô cùng quan trọng cho viên chức giảng dạy khởi nghiệp nhằm cung cấp phương pháp giảng dạy các kỹ năng cần thiết cho quá trình khởi nghiệp: kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, thuyết trình, pitching, đàm phán.
Song song đó, xây dựng bộ tài liệu “Vấn đề tài chính trong khởi nghiệp” là cung cấp những kiến thức cơ bản về tài chính trong khởi nghiệp như ước tính số vốn cần thiết cho quá trình khởi nghiệp, doanh thu, lợi nhuận, thời gian hoàn vốn, cách thức tiếp cận nguồn vốn, kỹ năng kêu gọi vốn; báo cáo tài chính và một số vấn đề khác. Tổ chức 02 chuyến học tập kinh nghiệm mô hình khởi nghiệp thành công ngoài tỉnh cho 15 giảng viên thuộc tổ chuyên gia hỗ trợ khởi nghiệp, giúp cho viên chức làm công tác hỗ trợ khởi nghiệp học hỏi được các mô hình khởi nghiệp thành công thực tế để hỗ trợ cho SV khởi nghiệp thành công.
Theo ông Nguyễn Văn Vũ An, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, thông qua các tiểu hoạt động trên, góp phần xây dựng website mạng lưới khởi nghiệp đồng bằng sông Cửu Long tích hợp sàn giao dịch ý tưởng/dự án khởi nghiệp, hỗ trợ SV và cựu SV khởi nghiệp trong môi trường thuận lợi nhất có thể.
Đối với mô hình TVU Hub sẽ mang đến mô hình không gian chia sẻ hiện đại, năng động; giúp cộng đồng khởi nghiệp TVU được trải nghiệm và hoàn thiện các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; nâng cao năng lực cho giám đốc cơ sở, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp trong SV. Đặc biệt là kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Anh, làm việc nhóm và Pitching, làm cơ sở để ươm tạo những ý tưởng, sản phẩm sáng tạo, góp phần thực hiện chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp của tỉnh; tư vấn, giải thích về những vướng mắc trong quá trình khởi nghiệp cho SV, truyền cảm hứng khởi nghiệp cho SV, nâng cao tư duy làm chủ hơn làm thuê.
Đối với những SV có ý tưởng/dự án khả thi có thể làm việc nhóm hiệu quả, nâng cao năng lực cho người hướng dẫn, giảng viên làm công tác hỗ trợ khởi nghiệp học hỏi được các mô hình khởi nghiệp thành công để thực hiện chương trình hướng dẫn hỗ trợ SV khởi nghiệp.
Bài, ảnh: MỸ NHÂN
Thầy Ngô Đức Hùng, giáo viên dạy Ngữ văn, Trường THCS Tập Sơn, huyện Trà Cú là giáo viên gương mẫu, tâm huyết với nghề, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, luôn hết lòng vì sự nghiệp “trồng người”. Với những nỗ lực vượt bật trong công tác giáo dục, thầy được ghi nhận thành tích và được nhận danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.