20/07/2024 04:46
Quang cảnh hội nghị.
Năm học 2023 - 2024, toàn tỉnh có 157 trường tiểu học (155 trường công lập, 02 trường tư thục, so với cuối năm học 2022 - 2023 giảm 03 trường), 211 điểm lẻ, 2.867 lớp học, 3.044 phòng học (đạt 1,06 phòng học/lớp), trên 85.200 học sinh. Có 93 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3 và lớp 4, đảm bảo 01 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, có thiết bị dạy học đảm bảo, sĩ số học sinh/lớp theo quy định, tổ chức dạy học 02 buổi/ngày phù hợp theo yêu cầu của chương trình. Việc dạy các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn theo quy định, các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh, các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương được chú trọng.
Riêng đối với lớp 5, thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực, đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng và phù hợp điều kiện thực tế. Đồng thời, sắp xếp, điều chỉnh nội dung dạy học theo các chủ đề học tập phù hợp với từng đối tượng học sinh, chú trọng rèn luyện các kỹ năng giúp học sinh lớp 5 sẵn sàng học lớp 6.
Đồng chí Thạch Thanh Hiền, chuyên viên phòng Giáo dục Mầm non - Tiểu học (Sở GD-ĐT) báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục tiểu học.
Bên cạnh, chú trọng tổ chức dạy ngoại ngữ, Tin học theo chương trình tiểu học, đảm bảo tính liên thông, thực hiện hiệu quả tổ chức dạy tiếng dân tộc thiểu số. Thực hiện dạy học nội dung giáo dục “địa phương em” và tổ chức dạy học giáo dục địa phương theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Tiếp tục triển khai giáo dục STEM đến tất cả các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn tỉnh.
Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và đảm bảo hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Triển khai các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số và chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1, củng cố và tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục…
Tại hội nghị, đại biểu thảo luận về: giải pháp triển khai tổ chức dạy tiếng Anh tự chọn lớp 1, lớp 2, những thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục trong tổ chức hoạt động giáo dục STEM tại trường, giải pháp khắc phục khó khăn trong triển khai thí điểm học bạ số bậc tiểu học, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên phục vụ giảng dạy, việc ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học và quản lý…
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, lãnh đạo Sở GD-ĐT lưu ý các đơn vị chủ động, linh hoạt trong triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025, tổ chức rà soát điều kiện để tổ chức dạy học, các hoạt động giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Tiếp tục rà soát, sắp xếp đội ngũ giáo viên để tổ chức dạy học 02 buổi/ngày; điều chỉnh hợp lý hệ thống, quy mô trường, lớp. Nghiêm túc triển khai thực hiện công tác tuyển sinh đầu cấp, đảm bảo huy động 100% trẻ 06 tuổi và lớp 1, thực hiện tốt đảm bảo an toàn trường học.
Đồng chí Tăng Thị Ngọc Mai phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, bảo đảm chất lượng dạy học các môn học, hoạt động giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Tăng cường tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn tại các tổ, khối chuyên môn trong trường, cụm trường tiểu học, thực hiện đại trà việc triển khai giáo dục STEM bậc tiểu học, góp phần hiệu quả thực hiện mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Đồng thời, chủ động chuẩn bị tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện đổi mới chương trình thay sách giáo khoa năm 2018 vào cuối năm học 2024 - 2025.
Tin, ảnh: NGỌC XOÀN
Thầy Ngô Đức Hùng, giáo viên dạy Ngữ văn, Trường THCS Tập Sơn, huyện Trà Cú là giáo viên gương mẫu, tâm huyết với nghề, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, luôn hết lòng vì sự nghiệp “trồng người”. Với những nỗ lực vượt bật trong công tác giáo dục, thầy được ghi nhận thành tích và được nhận danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.