19/07/2024 13:52
Đại biểu dự hội nghị.
Năm học 2023 - 2024, toàn tỉnh có có 123 trường (52 trường mầm non, 71 trường mẫu giáo), với 37.144 trẻ em đến trường, tổng số 1.353 nhóm, lớp. Có 75/123 trường tổ chức cho trẻ ăn bán trú.
Các cơ sở GDMN nghiêm túc triển khai thực hiện chủ đề năm học “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc, lấy trẻ làm trung tâm”, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch năm học linh hoạt, đảm bảo an toàn cho trẻ về thể chất, tinh thần. Tích cực thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nuôi dạy, chăm sóc, giáo dục trẻ. Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi, triển khai thí điểm phổ cập mẫu giáo cho trẻ 03 và 04 tuổi tại các địa phương đủ điều kiện.
Đồng chí Tăng Thị Ngọc Mai phát biểu khai mạc hội nghị.
Tiếp tục thực hiện giai đoạn II Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025”, có 140/140 cơ sở GDMN có trẻ dân tộc thiểu số với 13.357 trẻ dân tộc thiểu số đang học tại 1.353 nhóm, lớp mầm non được triển khai các hoạt động tăng cường tiếng Việt (đạt 100%), 52 cơ sở GDMN tổ chức cho 6.090 trẻ làm quen với tiếng Anh, tăng 2.877 trẻ được làm quen với tiếng Anh so với năm học 2022 - 2023. Bên cạnh, 32/35 trẻ khuyết tật học hòa nhập được đánh giá có tiến bộ về năng lực sinh hoạt.
Đồng thời, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non được chú trọng bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin được tăng cường, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDMN.
Đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Hồng, chuyên viên phòng Giáo dục mầm non - Tiểu học (Sở GD-ĐT) báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024.
Đại biểu dự hội nghị tham luận, thảo luận nhiều nội dung: xây dựng thư viện trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; các cơ chế chính sách, nguồn lực để phát triển GDMN vùng dân tộc thiểu số; nâng cao năng lực ngoại ngữ tiếng Khmer cho giáo viên mầm non tại địa phương có đông cho trẻ dân tộc thiểu số; tình trạng thiếu giáo viên mầm non, giải pháp tăng tỷ lệ huy động trẻ mầm non đến trường; thí điểm phổ cập mầm non cho trẻ 03 tuổi, 04 tuổi; công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, công tác bồi dưỡng, đào tạo, tuyển dụng giáo viên…
Đồng chí Trương Thị Cẩm Tú, Phó trưởng phòng GD-ĐT huyện Cầu Kè tham luận cơ chế chính sách, nguồn lực để phát triển GDMN vùng dân tộc thiểu số.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, lãnh đạo Sở GD-ĐT đề nghị cán bộ, giáo viên bậc học mầm non tăng cường tinh thần đoàn kết trong thực hiện nhiệm vụ, tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng GDMN. Chú trọng thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra trong năm học và Nghị quyết nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ các cấp.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn, triển khai hiệu quả các chuyên đề, đề án phát triển GDMN, quan tâm thực hiện hiệu quả công tác truyền thông. Chú trọng chăm sóc bữa ăn cho trẻ, quan tâm các hoạt động thể dục thể thao của trẻ, dạy trẻ làm quen với tiếng Anh, thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục theo mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm.
Củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non gắn với xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục mầm non…
Tin, ảnh: NGỌC XOÀN
Chiều ngày 22/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức hội thảo sơ kết giai đoạn 2021 - 2024 thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TU, ngày 25/6/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Quyết định số 1689/QĐ-UBND, ngày 04/9/2019 của UBND tỉnh về tăng cường phát triển giáo dục mầm non.