10/09/2024 15:47
Đó là mô hình do Hội Phụ nữ khối An ninh, Công an tỉnh Trà Vinh xây dựng và thực hiện. Chia sẻ về mô hình này, Trung tá Nguyễn Thị Hồng Nhung cho biết: với sở trường công tác trinh sát an ninh, thông qua công tác đã tranh thủ chức sắc, chức việc, phật tử tôn giáo tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần đảm bảo an ninh trật tự. Mô hình đòi hỏi sự vận dụng sáng tạo giữa nhiệm vụ chuyên môn gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và nhất là sự quyết tâm gắn kết giữa cán bộ công an với chức sắc, chức việc, quần chúng Nhân dân và cấp ủy chính quyền địa phương trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Qua thực hiện mô hình đã góp phần cùng với chức sắc, chức việc, phật tử, quần chúng Nhân dân tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với quần chúng Nhân dân. Qua đó để mọi người dân hiểu và nâng cao tinh thần cảnh giác, trách nhiệm, kịp thời phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn những hoạt động có dấu hiệu liên quan đến an ninh trật tự trên địa bàn.
Bên cạnh, mô hình đã phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất là vai trò của UBMTTQ Việt Nam và Hội LHPN các cấp trong phối hợp tuyên truyền, vận động, giáo dục đối với người khiếu kiện... góp phần tham mưu, giải quyết các vụ tranh chấp khiếu kiện, mâu thuẫn.
Cùng với đó, thông qua mô hình đã vận động các nguồn lực xã hội cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội, trong đó chú trọng vùng đồng bào Khmer trong và ngoài huyện Trà Cú. Phát huy vai trò của lực lượng Công an trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần XDNTM. Nâng cao uy tín, xây dựng hình ảnh người Công an Trà Vinh cách mạng, trung thành với Đảng, tận tụy với dân, vì nước quên thân, vì dân phục vụ.
Đồng chí Nguyễn Thị Mỹ Châu, Chủ tịch Hội LHPN huyện Duyên Hải cho biết, Hội phát động thực hiện mô hình này vào ngày 02/9/2022 và chọn xã Đôn Xuân làm điểm chỉ đạo, với 14 thành viên. Theo đó, “4 tiết kiệm” gồm: tiết kiệm điện, nước, gas và tiền đi chợ. “2 tăng thêm” gồm: thêm 01 thẻ bảo hiểm y tế (hoặc thêm 01 mô hình sinh kế, thêm 01 gốc học tập… tùy theo địa phương triển khai cho phù hợp với nhu cầu thực tế), thêm 01 hội viên (01 học sinh) được Hội LHPN giúp đỡ.
Để thực hiện mô hình Ban Chấp hành Hội LHPN xã tổ chức 01 ống (hòm) tiết kiệm; cán bộ, hội viên tham gia đóng góp với tinh thần tự nguyện. Định kỳ hàng quý sẽ khui ra giúp đỡ đối tượng cần được chia sẻ. Đến nay, mô hình đã hoạt động có hiệu quả tại xã Đôn Xuân; qua đó, đã hỗ trợ 19 thẻ bảo hiểm y tế cho người dân. Nhận thấy mô hình mang lại hiệu quả, Hội LHPN huyện Duyên Hải chỉ đạo các cơ sở Hội còn lại nghiên cứu nhân rộng tại thị trấn Long Thành và xã Long Khánh. Đến nay mô hình tại thị trấn Long Thành đã gây quỹ 6,2 triệu đồng và trao sinh kế hỗ trợ vốn mua bán phế liệu cho 01 hội viên và tặng 20 phần quà cho phụ nữ khó khăn. Tại xã Long Khánh, sau hơn 04 tháng hoạt động với 13 thành viên đã tiết kiệm được 3,5 triệu đồng hỗ trợ 01 mô hình sinh kế cho 01 hội viên cận nghèo.
Đồng chí Nguyễn Thị Mỹ Châu cho biết thêm, thời gian tới, tùy theo tình hình thực tế Hội LHPN huyện sẽ nghiên cứu phát triển tiếp tại các địa bàn còn lại để nhân rộng mô hình để góp phần cùng địa phương thực hiện tốt phong trào XDNTM.
Đây là mô hình do Hội LHPN xã Long Đức, thành phố Trà Vinh thực hiện. Đồng chí Kiên Thị Lệ Hòa, Chủ tịch Hội LHPN xã Long Đức thông tin, đã chọn Chi hội ấp Công Thiện Hùng làm điểm chỉ đạo ra mắt mô hình.
Sau khi thành lập và đi vào hoạt động Hội LHPN xã đã tổ chức các hoạt động hỗ trợ mô hình hoạt động đạt hiệu quả như: tiến hành rà soát và phân loại các hộ gia đình chưa đạt các tiêu chí về nhà ở, về sức khỏe, về kinh tế… để có biện pháp giúp đỡ.
Đối với những hộ chưa đạt tiêu chí về nhà ở hội LHPN xã phối hợp vận động xây mới và sửa chữa đảm bảo đạt tiêu chí. Về sức khỏe, đối với những trường hợp không thuộc diện được hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế, nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn, bệnh tật ốm đau thường xuyên phải đi viện Hội LHPN xã đã vận động hội viên quyên góp tặng thẻ bảo hiểm y tế.
Tuyên truyền nâng cao kiến thức về dân số, kế hoạch hóa gia đình, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình hạnh phúc. Về kinh tế, qua khảo sát phân loại những hộ già yếu, ốm đau, bệnh tật không còn sức khỏe để lao động, Hội tổ chức thăm hỏi, tặng quà động viên vào các dịp lễ tết. Riêng những hộ khó khăn, nhưng có sức khỏe lao động Hội đã tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ cây trồng, con giống, vật nuôi bằng hình thức trả chậm tạo điều kiện để các chị vươn lên thoát nghèo.
Sau 02 năm hoạt động, mô hình “Xây dựng gia đình 5 có, 3 sạch” có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay đã nhân rộng được 11/12 ấp, với 215 thành viên và 01 tổ “Phụ nữ dân tộc xây dựng gia đình 5 có, 3 sạch” tại ấp Sa Bình, với 30 thành viên. Có 100% thành viên tham gia đều có ngôi nhà an toàn, thực hiện nếp sống văn hóa, có thu nhập ổn định.
Bên cạnh, tham gia mô hình, các thành viên được tuyên truyền, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức về bình đẳng giới, xây dựng gia đình hạnh phúc; tổ chức các hoạt động giúp đỡ gia đình hội viên phụ nữ thông qua các hoạt động tín chấp cho vay vốn; tham gia các lớp tuyên truyền nâng cao kiến thức về dân số, kế hoạch hóa gia đình; phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình hạnh phúc...
Bài, ảnh: BÁ THI
Thực hiện mô hình “Nghe dân nói - Làm dân tin” từ đầu năm 2024 đến nay các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở trên địa bàn huyện Cầu Kè đã tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả thiết thực, qua đó đã từng bước kịp thời giải quyết hiệu quả những vấn đề bức xúc từ cơ sở, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.