31/10/2023 06:32
Theo đó, Bộ TT-TT đã có Thông báo số 246/TB-BTTTT, ngày 25/10/2023 công khai Phương án tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2500 - 2600 MHz để các đơn vị, doanh nghiệp liên quan biết và triển khai thực hiện.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ TT-TT thông báo công khai phương án tổ chức đấu giá, tổ chức muốn tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2500 - 2600 MHz phải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị xác nhận đáp ứng điều kiện tham gia đấu giá tới Bộ TT-TT (Cục Viễn thông) thông qua một trong các phương thức sau: Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp. Các hồ sơ nộp không đúng thời hạn trên sẽ không được tiếp nhận và giải quyết.
Theo Phương án tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2500-2600 MHz cho hệ thống thông tin di động mặt đất thời hạn sử dụng băng tần của doanh nghiệp trúng đấu giá lên tới 15 năm. Phương án cũng nêu rõ điều kiện sử dụng băng tần cho các doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 18/2020/TT-BTTTT, ngày 20/8/2020 về Quy hoạch băng tần 2300-2400MHz và băng tần 2500-2690MHz cho hệ thống thông tin di động IMT của Việt Nam và các nội dung của giấy phép sử dụng băng tần; tuân thủ các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan về thiết bị thu phát vô tuyến điện, an toàn bức xạ vô tuyến điện và tương thích điện từ trường; phối hợp với các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép ở băng tần liền kề trong việc sử dụng tần số vô tuyến điện và phòng tránh nhiễu có hại; tuân thủ kết quả phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện tại khu vực biên giới để tránh nhiễu có hại; thực hiện các quy định khác của Luật Tần số Vô tuyến điện, Luật Viễn thông và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Sau hai năm kể từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần 2500 - 2600MHz, doanh nghiệp phải cam kết triển khai tối thiểu 3.000 trạm phát sóng 5G sử dụng băng tần 2500-2600 MHz; cam kết chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng băng tần 2500-2600 MHz muộn nhất 12 tháng kể từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần 2500 - 2600 MHz. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ viễn thông và chuyển vùng dịch vụ viễn thông cũng phải đảm bảo theo quy định.
Giá khởi điểm đấu giá băng tần 2500-2600 MHz cho các doanh nghiệp được xác định theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 63/2023/NĐ-CP. Cụ thể, giá khởi điểm của khối băng tần 2500-2600 MHz cho 15 năm sử dụng là: 3.983.818.500.000 đồng (Ba nghìn chín trăm tám mươi ba tỷ, tám trăm mười tám triệu, năm trăm nghìn đồng). Tiền đặt trước áp dụng tại cuộc đấu giá cho khối băng tần 2500-2600 MHz là 200 tỷ đồng. Việc thu nộp, xử lý tiền đặt trước được thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật Đấu giá tài sản.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Bộ TT-TT phê duyệt kết quả trúng đấu giá, Cục Tần số Vô tuyến điện, Cục Viễn thông - Bộ TT-TT sẽ thông báo cho tổ chức trúng đấu giá mức thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, lệ phí, phí sử dụng tần số vô tuyến điện, lệ phí, phí cấp phép hoạt động viễn thông, phí quyền hoạt động viễn thông phải nộp để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép sử dụng băng tần theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 63/2023/NĐ-CP.
Theo qdnd.vn
Cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield, nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Số quốc tế Việt Nam, được tổ chức với 02 hạng mục cho những đội tuyển IT của các nước trong khu vực thi đấu.