18/07/2020 07:06
Nông dân Nguyễn Văn Bình, ấp Tân Lập, xã Long Sơn cho tôm ăn bằng hệ thống tự động.
Trước tình hình nuôi thủy sản gặp khó khăn do các yếu tố khách quan, chủ quan tác động của thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng,… 03 năm gần đây, huyện tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh phòng, chống dịch bệnh, đa dạng hóa con nuôi, cơ cấu mùa vụ hợp lý. Bên cạnh đó, nông dân mạnh dạn đầu tư, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao vào nuôi tôm thâm canh tạo chuyển biến mạnh trong tái cơ cấu ngành thủy sản.
Trong 06 tháng đầu năm 2020, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 2.799ha (tương đương 6.328 hộ thả nuôi 1,4 tỷ con), tăng 444,63ha so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, có 129 hộ thả nuôi theo hình thức công nghệ cao (nuôi tôm trong ao lót bạt) với số lượng con giống 71,5 triệu con trên diện tích mặt nước 75,83ha, sản lượng tôm thẻ thu hoạch bao gồm tôm nuôi bị thiệt hại có thu đạt 10.288 tấn, đạt 48,52% so với kế hoạch, tăng 1.631 tấn so với cùng kỳ năm 2019. |
Riêng vụ nuôi năm 2020, tình hình thời tiết biến động thất thường, thiên tai, dịch bệnh phức tạp, trong khi đó giá tôm liên tục giảm mạnh do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên 02 vụ nuôi đầu tiên ông huề vốn. Hiện nay, ông tiếp tục thả nuôi vụ mới với 200.000 con tôm giống trên diện tích 1.200m2. Theo ông Thăng, đầu tư tôm nuôi hình thức công nghệ cao, mật độ dày tuy chi phí đầu tư ban đầu nhiều nhưng các vật tư thủy sản phục vụ tôm nuôi có thể tái sử dụng khoảng 02 năm trở lên, nhất là áp dụng nuôi tôm lót bạt, quản lý môi trường nước, dễ xử lý tạp chất cũng như các thức ăn thừa trong ao.
Nông dân Nguyễn Văn Bình, ấp Tân Lập, xã Long Sơn áp dụng mô hình nuôi tôm lót bạt với mật độ cao, liên tục thành công 04 năm nay, tổng lợi nhuận đạt từ 500 - 600 triệu đồng/năm. Ông Bình cho biết: nuôi tôm theo hình thức mật độ cao, tuy chi phí cao nhưng ưu thế sản lượng nhiều, quản lý môi trường tốt, hạn chế dịch bệnh, tỷ lệ tôm sống cao, vật tư thủy sản tái sử dụng cho những năm tiếp theo khoảng 02 - 03 năm.
Để hạn chế chi phí đầu tư và đạt hiệu quả mỗi vụ nuôi, mỗi ao ông đầu tư khoảng 350 triệu đồng để thiết kế ao nuôi theo mô hình hở bằng hình thức lót bạt đáy, bạt bờ và hệ thống ống dẫn tạo ô-xy sụt khí trong quá trình nuôi. Quan trọng hàng ngày phải thay nước thường xuyên để hạn chế dịch bệnh, đặc biệt là thường xuyên kiểm tra độ pH, độ kiềm, tảo trong ao, nếu 01 trong 03 trường hợp trên lên cao hay xuống thấp đều ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình sinh trưởng của tôm nuôi. Nhờ kiểm soát chặt chẽ môi trường nuôi và áp dụng các quy trình kỹ thuật nên mỗi vụ nuôi ông Bình đạt lợi nhuận cao.
Vụ nuôi năm 2020 vừa qua, với gần 0,6ha diện tích mặt nước, ông Bình thiết kế 02 ao nuôi, 02 ao lắng, ao nuôi diện tích 1.200m2/ao, ông thả nuôi 300.000 con tôm thẻ chân trắng giống, sản lượng thu hoạch đạt 8,7 tấn, tổng thu nhập 1,1 tỷ đồng, lợi nhuận 220 triệu đồng. Với diện tích trên ông tiếp tục thả nuôi vụ mới được hơn 01 tháng tuổi, tôm đang giai đoạn phát triển tốt.
Theo bà Trần Thị Kim Chung, Phó Bí thư Huyện ủy Cầu Ngang, tuy phong trào nuôi thủy sản trên địa bàn huyện phát triển khá mạnh trong những năm gần đây, nhưng mô hình ứng dụng công nghệ cao chưa nhiều do nông dân còn khó khăn về vốn, môi trường và dịch bệnh khó kiểm soát.
Thời gian tới, xác định vùng nuôi thủy sản tập trung ở các xã Hiệp Mỹ Đông, Mỹ Long Nam, Thạnh Hòa Sơn, Long Sơn,... huyện tập trung chỉ đạo các địa phương bố trí nuôi ở từng khu vực có điều kiện, không phát triển tràn lan. Ưu tiên phát triển các công trình thủy lợi phục vụ cho tái cơ cấu sản xuất. Đồng thời, tăng cường hướng dẫn kế hoạch sản xuất, kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư đầu vào và chỉ đạo tập trung phát triển nuôi thủy sản toàn diện ở cả 03 vùng nước mặn, lợ, ngọt theo hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu, trong đó tập trung phát triển vùng nuôi tôm thâm canh.
Bài, ảnh: MẪN QUÂN
Với những tiện ích, như tích hợp được nhiều thông tin, thay thế nhiều loại giấy tờ, thao tác nhanh chóng, đơn giản, ứng dụng VNeID đang ngày một trở nên gần gũi, thiết yếu với đời sống của người dân. Nhất là, khi Bộ Công an triển khai việc tố giác tin báo về tội phạm qua ứng dụng VNeID thì đây còn trở thành một “kênh” tố giác tội phạm tiện ích.