01/10/2022 14:48
VNPT FaceID: Công nghệ Make in Vietnam với chất lượng quốc tế
Công nghệ nhận diện và tìm kiếm khuôn mặt nằm trong nhóm công nghệ 4.0 được ứng dụng phổ biến trên thế giới, trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, từ xác thực trên điện thoại di động, xác thực khi thanh toán điện tử đến điểm danh điện tử, hay tìm kiếm tội phạm trong đám đông.
Từ thực tế này, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia Mỹ bắt đầu tiến hành xếp hạng các thuật toán nhận diện và tìm kiếm khuôn mặt toàn cầu (Face Recognition Ranking). Trong đó, hạng mục KIOSK đặc biệt thu hút sự quan tâm của nhiều hãng công nghệ lớn do yêu cầu độ chính xác cao và tính ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng. Hạng mục KIOSK đang được NIST tiến hành đánh giá trên bộ dữ liệu lớn, bao gồm bộ dữ liệu 1.000.000 ảnh đa dạng màu da và dân tộc với 100.000 khuôn mặt khác nhau (trong bài thử nghiệm FRVT 1:1) và cơ sở dữ liệu tìm kiếm 1.600.000 người khác nhau (trong bài thử nghiệm FRVT 1:N).
Bảng xếp hạng Công nghệ nhận diện và tìm kiếm khuôn mặt toàn cầu tháng 9-2022 của Viện tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia Mỹ (NIST)
Vượt qua nhiều tên tuổi lớn để ghi danh vào TOP 15 trên bảng xếp hạng công nghệ toàn cầu của NIST, VNPT FaceID đã ghi một dấu mốc mới về sự phát triển của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam bằng các sản phẩm có thể cạnh tranh vươn tầm thế giới.
Là doanh nghiệp dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, VNPT đã sớm đầu tư vào nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ 4.0, trong đó có công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Hiện, VNPT đã có một hệ sinh thái các sản phẩm công nghệ AI có khả năng đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của chính phủ và các doanh nghiệp bao gồm các sản phẩm nền tảng ứng dụng VNPT FaceID như VNPT eKYC, VNPT BioID, vnFace và AI camera.
Sau khi triển khai thành công các dự án tầm cỡ quốc gia như: Hệ thống CSDL quốc gia về dân cư, Trục liên thông văn bản quốc gia, Cổng Dịch vụ công quốc gia, Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, trung tâm điều hành thông minh (IOC) của nhiều tỉnh, thành, Tập đoàn VNPT đã được tín nhiệm là đối tác quan trọng của nhiều cơ quan doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số. Tính tới tháng 9/2022, sản phẩm nền tảng VNPT eKYC đã phục vụ gần 700 triệu giao dịch trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống như tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, viễn thông, thương mại điện tử…
VNPT đồng hành cùng doanh nghiệp khai phá sức mạnh của công nghệ AI
Với mong muốn xác thực nhận diện khuôn mặt với độ chính xác cao, các doanh nghiệp Việt Nam thường có xu hướng sử dụng các công nghệ AI uy tín của nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực nhạy cảm như ngành tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, với sự đầu tư vào nghiên cứu và cải tiến không ngừng, sản phẩm định danh điện tử VNPT eKYC và VNPT BioID đạt được độ chính xác xấp xỉ 100%, tương đương và có thể thay thế hoàn toàn công nghệ ngoại nhập.
Công nghệ nhận diện và tìm kiếm khuôn mặt cũng có mặt trong sản phẩm AI camera giúp các doanh nghiệp nhận diện khách hàng tại quầy, các cơ quan chức năng tìm kiếm đối tượng tình nghi… và xa hơn là giám sát an ninh, giám sát giao thông (khi được tích hợp các công nghệ AI khác do chính VNPT nghiên cứu và phát triển). Sản phẩm hoàn toàn có thể được triển khai độc lập hay tích hợp vào các hệ thống khác như IOC. Hiện nay, IOC đã được VNPT triển khai cho hơn 30 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Bên cạnh việc phát triển sản phẩm chất lượng cao, VNPT luôn lắng nghe và tùy biến sản phẩm theo nhu cầu khách hàng. Sản phẩm điểm danh điện tử vnFace được nghiên cứu phát triển dành riêng cho thị trường Việt Nam, đáp ứng đa dạng đối tượng khách hàng từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (với giải pháp điểm danh qua thiết bị di động vnFace Remote) đến các khu công nghiệp tới hàng chục nghìn lao động (với giải pháp điểm danh qua tablet, camera).
Nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, VNPT mong muốn hợp tác và đồng hành cùng tất cả các tổ chức doanh nghiệp để khai thác hiệu quả tiềm năng của công nghệ AI, không chỉ giới hạn với công nghệ nhận diện và tìm kiếm khuôn mặt mà còn với tất cả các nền tảng AI khác như xử lý hình ảnh (AI Camera), nhận dạng ký tự quang học (OCR), xử lý âm thanh (Voice processing), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), trợ lý ảo (AI Assistant) và xử lý khai thác dữ liệu (Data Science), không chỉ ở trong lĩnh vực định danh điện tử mà còn ở các lĩnh vực then chốt khác như: Tài chính ngân hàng, an ninh an toàn, y tế, giáo dục và công nghiệp, nhà máy.
Bằng việc làm chủ công nghệ, tùy biến phục vụ khách hàng, hợp tác cùng các doanh nghiệp để tạo ra các sản phẩm Make in Vietnam có chất lượng quốc tế, VNPT tin tưởng sẽ đóng góp quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Theo qdnd.vn
Hai nhà khoa học Việt Nam được bầu là viện sĩ Viên Hàn lâm Khoa học Thế giới gồm Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Thế Hoàng và Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Thanh Mai.