17/05/2024 14:01
Đại biểu tham dự hội thảo.
Tham dự hội thảo có các đồng chí: Trần Văn Út Tám, Phó Giám đốc Sở KHCN Trà Vinh; Thái Phước Lộc, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Trung tá Nguyễn Ngọc Hùng, Giám đốc Viettel Trà Vinh; PGS.TS Phạm Thị Phương Thúy, Trường Đại học Trà Vinh; PGS.TS Trần Ngọc Quyển, Viện trưởng Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng (Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam) cùng đại diện lãnh đạo Sở KHCN các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành…
Diễn giả Nguyễn Trần Hải Đăng (Trung tâm CIPTEK) trình bày tham luận về thương hiệu Chỉ dẫn địa lý Dừa sáp Trà Vinh.
Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Trần Văn Út Tám, Phó Giám đốc Sở KHCN cho biết, hiện nay, hoạt động chuyển giao công nghệ còn nhiều khó khăn, bất cập như: nguồn vốn đầu tư cho KHCN nói chung và các ngành, lĩnh vực đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao còn thấp; nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và công chúng nói chung còn nhiều hạn chế, chưa có ý thức cũng như ít quan tâm đến việc đổi mới, nâng cấp công nghệ; chưa có sự chủ động tham gia vào các chương trình, hoạt động về KHCN, chuyển giao công nghệ... nguồn nhân lực chất lượng cao phân bố không đồng đều; không tạo được sự hấp dẫn và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc trong lĩnh vực KHCN.
Trung tá Nguyễn Ngọc Hùng, Giám đốc Viettel Trà Vinh tham gia thảo luận tại hội thảo về “Giải pháp và công nghệ chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa”
Đặc biệt, sự liên kết giữa doanh nghiệp (bên cầu trong thị trường KHCN) với các viện trường, các nhà khoa học (bên cung) vẫn còn hạn chế. Vẫn còn ít doanh nghiệp thu hút đầu tư chuyển giao công nghệ, hợp tác với bên ngoài để nghiên cứu đổi mới công nghệ; DN nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn trong chuyển giao công nghệ.
Tại hội thảo, các diễn giả tham gia thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về chuyển giao KHCN. Về hoạt động nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghệ cao tại Trà Vinh của Viện Khoa học vật liệu ứng dụng (Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam) như: sử dụng phế thải vỏ tôm lột làm chế phẩm bảo vệ thực vật trong canh tác nông nghiệp bền vững; nghiên cứu phát triển các sản phẩm từ cây nghệ trắng của Trà Vinh; sản xuất/thiết kế lắp đặt các hệ thống xử lý nước. Viện KHCN Môi trường (Trường Đại học Trà Vinh) với giải pháp hữu ích “Quy trình nhân giống dừa sáp bằng phương pháp cấy phôi hữu tính”. Tạo lập giá trị thương hiệu Chỉ dẫn địa lý Dừa sáp Trà Vinh (Trung tâm Nghiên cứu công nghệ và Sở hữu trí tuệ - CIPTEK).
Các diễn giả tham gia trao đổi với các địa biểu về KHCN.
Giải pháp và công nghệ chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa (Viettel Trà Vinh), nhằm cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước, khách hàng, đối tác và người tiêu dùng những thông tin về nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm, nguyên liệu liên quan một cách tức thời (real-time) và chính xác. Chia sẻ các thông tin kiểm nghiệm, chứng nhận về an toàn thực phẩm đã đạt được để nâng cao niềm tin của người tiêu dùng.
Ngoài ra, đại biểu cũng đặt câu hỏi với các diễn giả như về tính bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong thực hiện thủ tục và hỗ trợ chi phí tài chính trong dự án khi nghiên cứu sáng tạo, chia sẻ với tác giả thực hiện thương mại hóa...
Đối với sản phẩm về Dừa sáp đang được đăng ký bảo hộ về nhãn hiệu “Dừa sáp Trà Vinh”, cần được quản lý, thương mại hóa để nâng cao hiệu quả sản phẩm cũng như các công trình nghiên cứu, áp dụng vào sản xuất, kinh doanh. Hướng tới, việc nghiên cứu các đề tài cần sát với thực tế, phù hợp với thị trường.
Dịp này, Sở KHCN Trà Vinh trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp khoa học công nghệ của Bộ KHCN cho 08 cá nhân.
PGS.TS Lâm Thái Hùng, Phó Giám đốc Sở KHCN trao quyết định của Bộ trưởng Bộ KHCN tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp khoa học công nghệ” cho các cá nhân.
Tin, ảnh: HỮU HUỆ
Chiều ngày 22/11, tại điểm cầu UBND tỉnh Trà Vinh, đồng chí Lê Văn Hẳn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị chuyển đổi số tỉnh Trà Vinh năm 2024 nhằm đánh giá kết quả chuyển đổi số trên địa bàn.