22/12/2020 13:48
Mô hình trồng ngải trắng của nông dân Thạch Hên, ấp Sóc Mới, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang.
Trong này, có thể thấy với một đề tài/dự án đã có tính tác động lớn vào sản xuất; làm thay đổi tập quán canh tác truyền thống, hướng đến sản xuất theo chuỗi, nâng cao năng suất, giá trị của sản phẩm; giúp nông dân từng bước tiếp cận khoa học - kỹ thuật. Thông qua việc phối hợp với Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu, Trường Đại học Trà Vinh đã được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh (Sở KH-CN Trà Vinh) triển khai các đề tài khoa học như: “Xây dựng mô hình trồng dừa sáp bằng nguồn cây giống nuôi cấy phôi tại tỉnh Trà Vinh” thuộc chương trình “Nông thôn miền núi”. Qua đó, đã tổ chức chuyển giao công nghệ và đào tạo kỹ thuật viên về “quy trình công nghệ trồng và chăm sóc cây dừa sáp bằng nguồn giống nuôi cấy phôi”. Kết quả (giai đoạn I năm 2019) đã cấy phôi và thuần dưỡng ngoài vườn ươm 1.500 cây giống, xây dựng 02/06ha mô hình trồng dừa sáp cấy phôi tại huyện Cầu Kè, cây đang phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 98%; giai đoạn II (tháng 8/2020) đã triển khai trồng thêm 960 cây/06ha có 11 hộ ở xã Hòa Tân, An Phú Tân và Phong Phú, huyện Cầu Kè tham gia thực hiện. Cùng với đó là dự án đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Trà Vinh” cho sản phẩm trái dừa sáp (đơn vị chủ trì là Trung tâm tư vấn phát triển thương hiệu Miền Nam) kết hợp với Trường Đại học Trà Vinh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong phát triển trồng cây dược liệu, hiện còn khá mới đối với nông dân trong tỉnh; với đề tài khoa học cấp tỉnh “Khảo sát khả năng thích nghi, xây dựng quy trình trồng và thu nhận cao chiết xuất từ cây ngải trắng tại tỉnh Trà Vinh”, do Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Hội Đông y tỉnh Trà Vinh và Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh (Sở KH-CN Trà Vinh) thực hiện tại xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang; xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành; xã Long Đức, thành phố Trà Vinh).
Qua trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Bùi Đình Thạch, Viện Sinh học Nhiệt đới cho biết: đối với cây ngải trắng, ngoài khai thác củ, còn có lá. Hiện nay ngải trắng được tách ra chiết xuất tinh dầu làm sản phẩm mỹ phẩm, với tiềm năng như vậy, có giá trị kinh tế cao hơn so với các loại cây khác hiện nay. Ngải trắng phù hợp với vùng đất Trà Vinh, trong đó có vùng đất giồng cát. Đề tài này triển khai ở Trà Vinh nhằm đánh giá khả năng thích nghi cũng như hiệu quả kinh tế, qua đó triển khai một cây giống mới cho địa phương trồng đại trà. Hướng tới triển khai vùng nguyên liệu nhằm phục vụ sản xuất một số sản phẩm từ cây ngải trắng.
Theo chiết tính của 01 hộ tham gia trồng ngải trắng ở xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, với diện tích 1.000m2 trồng 4.000 cây (tiền giống khoảng 06 triệu đồng) và các khoảng chi phí thuốc, phân bón, nhân công khoảng 8,3 triệu đồng. Sau 01 năm trồng cho năng suất 3,8 tấn và giá bán 10.000 đồng/kg, người trồng lời trên 24 triệu đồng/1.000m2.
Trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa; vai trò của KH-CN đã “chắp cánh” trong việc tạo nhiều sản phẩm uy tín trên thị trường, đưa sản phẩm vươn xa. Hay trong xây dựng các chính chỉ về quản lý hành chính cũng là một trong những nội dung trọng yếu được Sở KH-CN tập trung triển khai trong những năm qua và thời gian tới. Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ tư vấn, thiết kế, đăng ký bảo hộ cho hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ kinh doanh được Cục Sở hữu trí tuệ cấp 37 giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ 44 nhãn hiệu, 01 kiểu dáng công nghiệp, 01 sáng chế. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận dừa sáp Cầu Kè, huyện Cầu Kè. Xây dựng triển khai 01 nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm lúa, gạo hữu cơ của huyện Châu Thành.
Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, có thể nói việc triển khai thực hiện thành công “công nghệ vi phẩu tạo đàn tôm cái giả”, ở trại ương con giống tôm càng xanh toàn đực thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè; diện tích trên 1,2ha. Trong năm, thực hiện vi phẩu 2.000 con tôm cái giả đạt tiêu chuẩn đưa vào bố trí sản xuất giống cung ứng cho người dân sản xuất và bố trí ương 01 triệu ấu trùng tôm càng xanh toàn đực để sản xuất 250.000 con tôm post. Qua đó, đã cung ứng 60.000 con tôm giống càng xanh toàn đực cho 06 mô hình ở các huyện Cầu Kè, Cầu Ngang và Châu Thành. Hay Dự án: “Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và xây dựng mô hình nuôi dê lai Boer và Bách Thảo tại tỉnh Trà Vinh” thuộc chương trình Nông thôn miền núi (cơ quan chủ trì dự án là Viện Phát triển nguồn lực), được thực hiện trong 24 tháng (tháng 6/2019-6/2021), hiện đàn dê đang phát triển tốt.
Theo Tiến sĩ Lâm Thái Hùng, thông qua mô hình đã đầu tư các giống dê ở tại các hộ dân, hiện nay, có nhiều hộ đã có dê con lai từ con dê mẹ Bách Thảo và dê đực Boer. Dự án kết hợp và hỗ trợ cho 02 cơ sở giết mổ để tiêu thụ dê cho các hộ chăn nuôi, tại mỗi hộ xây dựng mô hình đã hỗ trợ cho mỗi hộ là 20 con dê cái Bách Thảo và một con dê đực Bo, đồng thời hỗ trợ các giống cỏ, một phần thức ăn hỗn hợp và một phần thuốc thú y để phòng trị bệnh cho dê. Thời gian tới, thông qua các hộ đã được đầu tư trong mô hình sẽ được tiếp tục theo dõi khả năng sinh sản của con dê lai này, trên cơ sở đó tiến hành đánh giá lại khả năng tăng trọng và khả năng sinh sản của giống dê lai và so với giống dê địa phương; tổ chức các cuộc hội thảo chia sẻ những thông tin, những quy trình kỹ thuật cho nông dân và nhân rộng.
Có thể nói, những năm qua mặc dù dừa sáp Cầu Kè đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) công nhận thương hiệu, nhưng với việc đưa địa lý chỉ dẫn vào sản phẩm dừa sáp Cầu Kè, đây thật sự là tin vui cho những người trồng dừa sáp nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm trên thị trường, từ đó việc xúc tiến thương mại có hiệu quả. Đồng thời, đảm bảo được quyền lợi hợp pháp cho người trồng dừa cũng như chế biến cung ứng sản phẩm này, góp phần tăng thu nhập cũng như giữ gìn, phát huy các giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa của địa phương về đặc sản dừa sáp.
Trong lĩnh vực cây màu, đối với nông dân các huyện có truyền thống trồng đậu phộng như huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú và thị xã Duyên Hải việc định hướng phát triển cây đậu phộng theo hữu cơ đang là nhu cầu cần thiết và cấp bách cho thị trường theo hướng sạch và an toàn về sản phẩm để phục vụ xuất khẩu. Thông qua dự án “Xây dựng mô hình sản xuất đậu phộng theo hướng hữu cơ”, đã triển khai 05ha cho một số hộ dân tại huyện Cầu Ngang, thị xã Duyên Hải và huyện Duyên Hải, cho năng suất trung bình 6,5 tấn/ha. Cùng với đó, là đề tài “Ứng dụng phương pháp lên men nhân sinh khối chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt và nuôi trồng thủy sản”, đã xây dựng 06 mô hình tại huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành và Duyên Hải để phục vụ trồng lúa, hoa màu, đậu phộng…
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Thủ đoạn lừa cung cấp dịch vụ đọc trộm tin nhắn, giám sát tài khoản mạng xã hội để chiếm đoạt tài sản là 01 trong 03 chiêu lừa phổ biến tuần qua, vừa được Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) cảnh báo tới người dân.