11/04/2025 08:54
Mục tiêu của việc quy hoạch là thiết lập trật tự sử dụng kênh tần số vô tuyến điện, thống nhất tiêu chuẩn áp dụng, bảo đảm quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu truyền dẫn tốc độ cao bằng vô tuyến trong băng tần E.
Tại nước ta, mạng di động 5G được cấp phép thương mại hóa từ giữa năm 2024 đã đặt ra yêu cầu cấp bách về việc nâng cấp hạ tầng truyền dẫn. Với khả năng cung cấp tốc độ vượt trội và kết nối đồng thời hàng triệu thiết bị, mạng di động 5G đòi hỏi các tuyến truyền dẫn phải đáp ứng được băng thông lớn, hỗ trợ tốc độ lên đến 10 Gbps và độ rộng kênh có thể lên tới 2000 MHz.
Tại nước ta, mạng di động 5G được cấp phép thương mại hóa từ giữa năm 2024. Ảnh minh họa: vista.gov.vn
Tuy nhiên, các băng tần dưới 30 GHz hiện tại chỉ cho phép dung lượng truyền dẫn tối đa khoảng 2 Gbps do hạn chế về độ rộng kênh. Trong khi đó, băng tần V (57-66 GHz) dù có băng thông lớn hơn nhưng lại bị giới hạn về khoảng cách truyền do suy hao tín hiệu cao.
Băng tần E được xem là giải pháp chiến lược nhờ các đặc tính kỹ thuật ưu việt. Với khả năng cung cấp dung lượng lớn, độ rộng kênh từ 250-2000 MHz, ít bị ảnh hưởng suy hao tín hiệu hơn băng tần V. Băng tần E cho phép triển khai các tuyến truyền dẫn tốc độ cao trong cự ly ngắn, đặc biệt phù hợp với nhu cầu truyền dẫn trong khu vực đô thị có mật độ cao và các trung tâm dữ liệu.
Việc Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 02 là bước đi quan trọng nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc sử dụng băng tần E tại Việt Nam, tạo nền tảng thuận lợi để triển khai hạ tầng truyền dẫn tốc độ siêu cao, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển mạng di động 5G trên phạm vi toàn quốc.
Bộ Công an đang đề xuất hợp nhất Luật An toàn thông tin mạng và Luật An ninh mạng thành Luật An ninh mạng năm 2025, dự kiến sẽ trình trình Quốc hội xem xét và thông qua tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XV (tháng 10/2025).