24/11/2023 10:38
Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc công nghệ Công ty NCS giới thiệu giải pháp NCSOC giám sát an ninh mạng 24/7 cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc công nghệ Công ty NCS, giải pháp NCSOC giám sát tất cả sự kiện diễn ra trên hệ thống từ phân tích, đánh giá, qua đó phát hiện sớm và ngăn chặn các nguy cơ tấn công mạng. Giải pháp giúp các doanh nghiệp, tổ chức có thể phòng, chống nguy cơ bị xâm nhập, cài mã độc gián điệp, lấy cắp cơ sở dữ liệu khách hàng, tài liệu nội bộ, mã hoá dữ liệu quan trọng… NCSOC sẽ là lời giải kỹ thuật cho các doanh nghiệp, tổ chức đáp ứng yêu cầu của Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Cũng theo ông Vũ Ngọc Sơn, phân tích các cuộc tấn công dữ liệu điển hình đã xảy ra tại Việt Nam, các chuyên gia NCS cho biết, có tới 95% thời gian hacker dành cho việc dò quét, xâm nhập từng bước vào hệ thống, chỉ khoảng 05% là thời gian thực hiện đánh cắp dữ liệu và phá hoại. Như vậy, cơ hội để phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công là rất cao. Nếu được giám sát an ninh mạng 24/7 liên tục, các doanh nghiệp có thể phát hiện từ sớm các dấu hiệu hệ thống bị tấn công, từ đó hoàn toàn có thể ngăn chặn được khả năng xảy ra lộ lọt dữ liệu.
Giải pháp NCSOC được triển khai theo mô hình hiện đại, kết hợp giữa hình thức triển khai tại chỗ và trên nền tảng điện toán đám mây cao cấp. Theo đó, khách hàng sẽ được NCS cung cấp một điểm quan trắc (Collector) để kết nối, thu thập các sự kiện an ninh mạng trên các thiết bị bên trong mạng của doanh nghiệp. Điểm quan trắc này sẽ kết nối đến Trung tâm Giám sát an ninh mạng của NCS (Security Operations Center) đặt trên đám mây. Tất cả dữ liệu đều được đóng gói, mã hóa khi gửi đến nhà cung cấp dịch vụ thông qua kênh truyền bảo mật.
Đáng chú ý, với mô hình dạng Hybrid, các thiết bị của khách hàng không cần phải có kết nối ra internet vẫn có thể được bảo vệ. Đồng thời tận dụng được năng lực tính toán của máy chủ trung tâm để triển khai các công nghệ về dữ liệu lớn (BigData) và đặc biệt là công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) giúp tự động tìm ra các mối nguy hiểm một cách nhanh nhất.
Theo thống kê của Bộ Công an, hiện nay tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân ở Việt Nam rất nghiêm trọng, trong đó có 02 yếu tố chính là tội phạm đột nhập và đánh cắp dữ liệu cá nhân. Trong năm 2023, Bộ Công an đã phải cảnh báo, xử lý hàng chục triệu các vụ việc có liên quan đến xâm phạm cơ sở dữ liệu cá nhân. Còn theo Bộ Thông tin và Truyền thông, mỗi tháng đã ghi nhận hàng nghìn cuộc tấn công mạng hướng vào Việt Nam.
Phân tích các cuộc tấn công dữ liệu điển hình đã xảy ra tại Việt Nam, các chuyên gia NCS cho biết có tới 95% thời gian hacker sẽ dành cho việc dò quét, xâm nhập từng bước vào hệ thống, chỉ khoảng 05% là thời gian thực hiện đánh cắp dữ liệu và phá hoại. Như vậy, cơ hội để phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công là rất cao. Nếu được giám sát an ninh mạng 24/7 liên tục, các doanh nghiệp có thể phát hiện từ sớm các dấu hiệu hệ thống bị tấn công, từ đó hoàn toàn có thể ngăn chặn được khả năng xảy ra lộ lọt dữ liệu.
Theo qdnd.vn
Cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield, nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Số quốc tế Việt Nam, được tổ chức với 02 hạng mục cho những đội tuyển IT của các nước trong khu vực thi đấu.