23/05/2022 15:35
Bùng nổ làn sóng công nghệ RPA
Sau đại dịch COVID-19, tự động hóa robot ảo RPA được đánh giá cao nhờ những kết quả tích cực, góp phần hiệu quả vào việc duy trì và phục hồi doanh nghiệp. Theo dữ liệu từ Statista, thị trường RPA trên thế giới hoạt động rất sôi nổi với doanh thu đạt 1.89 tỷ USD năm 2021, cụ thể tăng 19,5% so với doanh thu cùng kỳ năm 2020. Các chuyên gia nhận định trong năm 2022, khoảng 90% các doanh nghiệp lớn trên toàn cầu sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tự động hóa RPA với mục tiêu cải thiện chất lượng quy trình vận hành, nâng cao tốc độ và hiệu suất công việc đồng thời giảm thiểu chi phí doanh nghiệp. Hiện nay, không chỉ các đối tượng kỹ sư công nghệ thông tin (CNTT) mà các quản lý cấp cao trong doanh nghiệp cũng đặc biệt quan tâm đến giải pháp RPA nhờ tính năng triển khai nhanh chóng và không làm thay đổi cấu trúc hạ tầng giữa các phòng ban trong cùng công ty. Vì vậy, giải pháp RPA dự đoán sẽ phát triển theo cấp số nhân và đạt đến ngưỡng 13,4 tỷ USD vào năm 2030, bên cạnh đó, RPA sẽ được tích hợp thêm nhiều công nghệ thông minh khác để hướng tới cấp độ siêu tự động hóa (hyperautomation) đạt mục tiêu áp dụng lên toàn bộ lĩnh vực có dữ liệu số hóa.
Dữ liệu doanh thu và tốc độ tăng trưởng của phần mềm công nghệ RPA toàn cầu từ năm 2019 - 2021.
Nhanh chóng bắt nhịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Chính phủ Việt Nam tích cực khuyến khích các doanh nghiệp đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia nhằm hướng đến chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số toàn diện. Theo số liệu nghiên cứu của Microsoft riêng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trước và sau khi COVID nổ ra, 74% doanh nghiệp cho rằng ứng dụng công nghệ mới như RPA, AI là yếu tố bắt buộc, giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Trong đó, có hơn 47% doanh nghiệp vừa và nhỏ coi chuyển đổi số là nhu cầu cấp thiết, đẩy mạnh tìm hiểu và sử dụng các giải pháp công nghệ.
Bên cạnh đó, theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các doanh nghiệp đã đẩy mạnh triển khai công nghệ số vào đa dạng ngành nghề và lĩnh vực bao gồm tài chính ngân hàng, bán lẻ, dịch vụ, logistics, quản trị nội bộ… nhằm cải tiến quy trình vận hành và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rào cản, thách thức dẫn đến kết quả có 90% doanh nghiệp chuyển đổi số không thành công theo thống kê của Hội các nhà Quản trị doanh nghiệp Việt Nam tính đến cuối năm 2021.
Tìm kiếm và sử dụng các phương pháp công nghệ uy tín, chất lượng được xem là một trong số các giải pháp quan trọng nhất giúp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Sở hữu năng lực doanh nghiệp mạnh mẽ, akaBot là thương hiệu IT Việt Nam đóng góp tích cực trong tiến trình chuyển đổi số, tự động hoá vận hành cho nhiều doanh nghiệp Việt bằng việc cung cấp nguồn nhân lực ảo RPA có khả năng tự động hóa giải quyết đa quy trình nghiệp vụ và xử lý tác vụ lặp đi lặp lại. Cụ thể, giải pháp akaBot do FPT Software phát triển từ công nghệ lõi RPA (tự động hóa quy trình bằng robot) đã và đang tạo nhiều dấu ấn về giải pháp tự động hoá toàn diện cho khách hàng và người dùng.
93% khách hàng hài lòng và khuyến khích doanh nghiệp sử dụng giải pháp akaBot
Ra mắt thị trường Việt Nam từ năm 2018, đến nay, thành công của akaBot được thể hiện thông qua những con số biết nói.
Tháng 4/2022, akaBot xuất sắc lọt vào danh sách bình chọn trong báo cáo mùa xuân của G2.com - nền tảng đánh giá sản phẩm công nghệ uy tín toàn cầu dựa vào đánh giá của người dùng, về các giải pháp RPA hàng đầu trên thế giới.
Cụ thể, trong báo cáo RPA Spring 2022, akaBot đồng thời giành 03 danh hiệu Enterprise Leader, RPA Leader và Best Results theo đánh giá từ các khách hàng là các doanh nghiệp đã sử dụng giải pháp. akaBot dẫn đầu với số điểm (Result Score) đạt 8,4 điểm, cùng tỷ lệ chấp nhận và ứng dụng ấn tượng lên đến 74%, vượt mức trung bình 32%. Kết quả này được đánh giá dựa trên mức độ dễ sử dụng, chất lượng dịch vụ hỗ trợ và độ sẵn sàng giới thiệu giải pháp của người dùng. Xét đến điểm số chất lượng hỗ trợ dịch vụ, đội ngũ akaBot chiếm đến 96% khách hàng hài lòng khi so với các đối thủ trên toàn cầu như UIPath đạt 89% và Blue Prism đạt 87%.
Có thể thấy, akaBot đã mang đến dịch vụ, sản phẩm chất lượng cho các khách hàng doanh nghiệp thuộc APAC với năng lực am hiểu địa phương và thế mạnh tại các quốc gia châu Á, đang từng bước thành công tiến ra thị trường quốc tế như châu Âu, Mỹ. Cũng trong báo cáo, akaBot hiện đang đáp ứng tốt nhất các yêu cầu công nghệ về kỹ thuật, mức độ thân thiện và thấu hiểu doanh nghiệp với điểm số 91%, theo sau sát với UIPath đứng đầu bảng 92%. Bên cạnh đó, akaBot cũng tích cực nâng cao công nghệ bằng cách liên tục tìm các giải pháp tích hợp, cải tiến sản phẩm thân thiện hơn và đáp ứng yêu cầu người dùng, dễ dàng ứng dụng trong mọi doanh nghiệp. Vì vậy, có đến 93% khách hàng sẵn sàng giới thiệu, đề xuất akaBot tới các doanh nghiệp có nhu cầu tự động hóa.
Bên cạnh các báo cáo bình chọn từ người dùng trên G2 và Gartner, akaBot cũng liên tục được ghi nhận tại các giải thưởng lớn cả trong và ngoài nước như Giải Nhì - Giải thưởng Nhân Tài Đất Việt lần thứ 16 hạng mục sản phẩm CNTT thành công, Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2020, giải pháp cho "Ngân hàng tự động hóa quy trình tốt nhất Việt Nam" của The Asian Banker 2021, Giải Vàng Stevie Awards châu Á Thái Bình Dương 2021 - Hạng mục Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực sản phẩm & Dịch vụ B2B…
Hướng tới xu thế công nghệ “siêu tự động hóa”, akaBot xác định sẽ là “kỳ lân” đầu tiên tại Việt Nam và tiếp tục tích hợp thêm nhiều công nghệ tiên tiến để đáp ứng các yêu cầu phức tạp của khách hàng, tấn công sâu rộng vào các thị trường tiềm năng trên toàn cầu.
Theo vtv.vn
Tương lai của Internet tại Việt Nam sẽ hứa hẹn nhiều đột phá khi công nghệ đang thay đổi nhanh chóng và nhu cầu chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ.