23/10/2020 14:50
Nhân viên Co.opmart Trà Vinh giao dịch với khách hàng.
Thông tin từ Sở Công thương, giai đoạn 2016-2020, ngành công thương đã có những đóng góp to lớn vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, các hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại cũng phát sinh nhiều vấn đề về môi trường cần được quan tâm giải quyết. Trong những năm qua, ngành Công thương đã nỗ lực xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường, các “điểm nóng” về môi trường và từng bước kiểm soát các nguồn thải. Nhằm tiếp tục phát huy, việc nhận diện, xác định các thách thức, vấn đề về môi trường, cũng như thống kê, kiểm soát các nguồn thải từ các hoạt động công nghiệp và thương mại trong giai đoạn tới là hết sức cần thiết nhằm có các giải pháp cụ thể, tránh bị động trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với các sự cố môi trường. |
Với tinh thần trên, tỉnh sẽ xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường trong phạm vi toàn ngành, nhằm ngăn ngừa, kiểm soát các nguồn thải, hạn chế các rủi ro, sự cố môi trường; xử lý các vấn đề môi trường cấp bách trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại; nhận diện các vấn đề môi trường và phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững, bám sát các mục tiêu phát triển bền vững và các mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn, đặc biệt tập trung vào một số loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm. Bên cạnh đó, ngăn chặn, kiểm soát các nguồn chất thải gây ô nhiễm và phòng ngừa các sự cố môi trường; sử dụng hiệu quả các loại tài nguyên, nâng cao tỷ trọng tái chế, tái sử dụng các loại phế liệu, sản phẩm phụ và chất thải, hướng tới xây dựng, phát triển và đảm bảo mục tiêu cơ cấu lại ngành công thương theo hướng bền vững, thân thiện môi trường.
Tỉnh sẽ bám sát theo Quyết định số 1375, phấn đấu có từ 70 - 90% nguồn thải trong các lĩnh vực công nghiệp trọng điểm được đánh giá, kiểm kê, hoàn thiện cơ sở dữ liệu; 80% tổng lượng tro, xỉ phát sinh từ các nhà máy điện, cơ sở hóa chất, phân bón được tái chế, tái sử dụng và xử lý làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng, san lấp,... đáp ứng yêu cầu bảo vệ theo Quyết định số 1375; có 100% các doanh nghiệp (DN) được tập huấn và phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh sử dụng túi ni-lông thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt, tiến tới thay thế túi ni-lông bằng những sản phẩm dễ phân hủy. Xác định nguy cơ và đề xuất các chính sách bảo vệ môi trường đối với các dự án năng lượng và một số lĩnh vực khác theo kế hoạch tái cơ cấu ngành.
Giai đoạn 2020-2025, ngành công thương sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc ngành quản lý. Đánh giá hiện trạng công nghệ sản xuất, nguồn phát thải, rủi ro, sự cố môi trường của một số loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; rà soát, đánh giá môi trường tổng hợp đối với một số khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao như: các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, để xây dựng chính sách quản lý, kiểm soát phù hợp. Kiểm kê, đánh giá việc sử dụng, phát thải trong một số ngành công nghiệp, đề xuất các biện pháp giảm thiểu, thay thế. Song song đó, ngành sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm đối với công tác đào tạo nhân lực, tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường, tiếp tục bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại; tăng cường năng lực giám sát thực thi pháp luật.
Theo lãnh đạo Sở Công thương, 09 tháng năm 2020, ngành đã có nhiều nỗ lực nhằm hỗ trợ DN trên địa bàn tỉnh hoạt động hiệu quả. Trong đó, có lĩnh vực bảo vệ môi trường: tỉnh đã có 07 DN tham gia kết nối trực tuyến giữa các DN Việt Nam với DN nước ngoài; kịp thời thông tin về tình hình thị trường trong và ngoài nước, tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh. Nhiều DN đã tham gia hội nghị triển khai trực tuyến Hiệp định EVFTA; tập huấn chuyên sâu về Hiệp định CPTPP và EVFTA tại Thành phố Hồ Chí Minh; hội nghị trực tuyến chương trình kết nối cung cầu xuất khẩu các sản phẩm có thế mạnh vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Thành phố Hồ Chí Minh; thông tin, hỗ trợ DN tham gia Hội chợ Lifestyle Vietnam 2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh; thông tin mời tham gia Hội chợ tại tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hòa Bình năm 2020; tiếp và làm việc với 46 lượt nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư cảng và dịch vụ cảng, kho ngoại quan, khu phi thuế quan, nhà ở thương mại, sản xuất vali túi xách, may mặc, logistic, điện gió,… đến nay, toàn tỉnh có có 374 dự án còn hiệu lực, trong đó có 41 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 3,07 tỷ USD.
Đặc biệt, đưa vào vận hành Cổng thông tin Thành phố Hồ Chí Minh, hộ kinh doanh, hợp tác xã. Mặc dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng tình hình phát triển Thành phố Hồ Chí Minh từ đầu năm đến nay vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực, so với 09 tháng cùng kỳ, số DN phát triển mới nhiều hơn 27 DN, vốn bình quân/DN cao hơn 3,1 tỷ đồng/DN; tình hình đăng ký giao dịch qua mạng đạt trên 38% (tháng 9 đạt 74%). Cụ thể, 09 tháng đầu năm 2020, phát triển mới 315 DN, nâng tổng số đến nay toàn tỉnh có 2.767 DN, vốn 34.985 tỷ đồng, 98.637 lao động, vốn bình quân 10,4 tỷ đồng/DN.
Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN
Năm 2023, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Trà Vinh xếp thứ 07 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, đạt mục tiêu đề ra. Đây là kết quả đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và cam kết của tỉnh Trà Vinh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và tăng cường sức mạnh kinh tế.