07/01/2021 15:39
Theo đó, các sở, ngành, các địa phương đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi, nạo vét kênh, duy tu, sửa chữa các công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp… để kịp thời ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh.
Đối với hệ thống công trình thủy lợi chưa được đầu tư khép kín, địa phương vận động người dân đắp kín bờ bao từng tiểu vùng, đắp đập tạm để ngăn mặn, trữ ngọt; đồng thời, xây dựng kế hoạch điều hòa, phân phối nước hợp lý.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi chặt diễn biến tình hình xâm nhập mặn, kịp thời thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân chủ động phòng, tránh. Trường hợp xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng cần ưu tiên nguồn nước để cấp nước sinh hoạt người dân và phục vụ chăn nuôi gia súc, tưới cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Ngành nông nghiệp hướng dẫn người dân sản xuất các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phù hợp với điều kiện hạn hán, mặn xâm nhập. Ngành điều chỉnh cơ cấu cây trồng, lịch thời vụ sản xuất phù hợp. Đặc biệt là vụ lúa đông - x uân 2020-2021, khuyến khích người dân xuống giống đúng lịch thời vụ và sử dụng các giống lúa thích nghi với điều kiện hạn mặn, ứng dụng các tiến bộ khoa học về kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây trồng trong điều kiện thiếu nước ngọt, như tưới tự động, tưới nhỏ giọt, phun sương, tưới ướt khô xen kẽ… để tiết kiệm nước.
UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng đẩy nhanh tiến độ thi công 12 trạm cấp nước sinh hoạt tập trung, mở rộng 130 km tuyến ống cấp nước, lắp đặt hơn 9.000 đồng hồ nước để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân ở các huyện Càng Long, Châu Thành, Cầu Ngang, Cầu Kè, Trà Cú và Duyên Hải.
Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, mùa khô 2020-2021, đồng bằng sông Cửu Long nguy cơ tiếp tục xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh ở mức nghiêm trọng.
Ông Phạm Minh Truyền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, những năm gần đây, tỉnh Trà Vinh chịu sự tác động khá lớn bởi biến đổi khí hậu, nhất là tình trạng nước mặn xâm nhập nội đồng vào mùa khô gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Mùa khô 2019-2020, mặn xuất hiện sớm và cao đột biến, gây thiệt hại lớn đến sinh hoạt và sản xuất của nông dân, với tổng ước tính thiệt hại khoảng 1.000 tỷ đồng.
Cụ thể, tỉnh bị thiệt hại gần 382ha lúa mùa, hơn 23.747ha lúa đông - xuân và gần 1.700 ha lúa hè - thu. Tổng mức thiệt hại cây lúa trong toàn tỉnh là 919 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hàng chục héc-ta hoa màu và hơn 271ha cây ăn trái trong tỉnh cũng bị thiệt hại trên 30% diện tích. Hạn hán, mặn xâm nhập cũng làm hàng nghìn hộ dân nông thôn bị thiếu nước sinh hoạt.
THANH HÒA
Năm 2023, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Trà Vinh xếp thứ 07 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, đạt mục tiêu đề ra. Đây là kết quả đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và cam kết của tỉnh Trà Vinh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và tăng cường sức mạnh kinh tế.