22/04/2024 10:02
Công nhân Công ty TNHH thực phẩm An Phước (ấp Dinh An, xã An Phú Tân) trong giờ lao động.
Đồng chí Nguyễn Hoàng Khải, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Cầu Kè cho biết: đó là quá trình phấn đấu của cả hệ thống chính trị và Nhân dân; tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu XDNTM; trong đó, thực hiện tái cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; so ở 02 thời điểm năm 2020 và cuối năm 2023, tỷ trọng nông nghiệp từ 42,23% còn 35,03%; công nghiệp, xây dựng từ 28,26% lên 31,11%; dịch vụ từ 29,51% lên 33,86%; thu nhập bình quân đầu người đạt 71,2 triệu đồng/năm (tăng 12,13 triệu đồng so năm 2020).
Toàn huyện hiện có 205 doanh nghiệp (DN); giải quyết việc làm trên 12.405 lao động; trong đó, lĩnh vực chế biến nông sản, thực phẩm có 10 công ty đang hoạt động, quy mô sản xuất khoảng 17,2 triệu sản phẩm/năm, tạo việc làm cho 1.825 lao động; ngành cơ khí sửa chữa, đóng tàu có 02 công ty đang hoạt động, quy mô sản xuất khoảng 200 sản phẩm/năm, tạo việc làm cho 195 lao động; giày da và đồ gia dụng có 02 công ty đang hoạt động, quy mô sản xuất khoảng 4,1 triệu sản phẩm/năm, tạo việc làm cho 1.125 lao động; may mặc có 12 DN và trên 20 cơ sở may; quy mô sản xuất khoảng 05 triệu sản phẩm/năm, tạo việc làm cho 5.100 lao động.
Riêng về lĩnh vực ngành cơ khí sản xuất nông cụ phục vụ sản xuất và đồ gỗ có 47 DN vừa và nhỏ đang hoạt động, quy mô sản xuất khoảng 15,2 triệu sản phẩm/năm, tạo việc làm cho 4.160 lao động… góp phần đưa giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2023 đạt 1.198,62 tỷ đồng (tăng 3,6 lần so với năm 2015).
Theo đồng chí Trần Phong Ba, Chủ tịch UBND huyện Cầu Kè: DN của huyện phát triển, hoạt động hiệu quả, đã tác động tích cực đến kinh tế, đời sống của người dân: giải quyết việc làm; nông nghiệp - nông thôn phát triển... góp phần huyện đạt NTM nâng cao. Ngoài cơ cấu lĩnh vực kinh tế, huyện tập trung chuyển đổi cây trồng theo hướng tập trung hàng hóa, mở rộng liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị và an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP... giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2023, đạt 6.698,57 tỷ đồng, tăng 1.234,57 tỷ đồng so năm 2020. Đến cuối tháng 3/2024, huyện có 37 sản phẩm OCOP (tăng 28 sản phẩm so với năm 2020) của 23 chủ thể: 25 sản phẩm 3 sao, 08 sản phẩm 4 sao, 03 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 01 sản phẩm 5 sao (dừa sáp sợi Vicosap); các sản phẩm sau khi đạt OCOP quy mô sản xuất lớn hơn, thị trường tiêu thụ mở rộng…
Huyện chủ động mời gọi DN như Công ty TNHH thực phẩm An Phước, Công ty may Tera Surplus, Công ty may Phú Thành... đầu tư trên địa bàn, góp phần nâng giá trị sản xuất, giải quyết việc làm. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 1.198,62 tỷ đồng/năm, tăng 441,62 tỷ đồng so với năm 2020.
Toàn huyện hiện có 18 HTX/10 xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012, trong đó có 14 HTX nông nghiệp với 569 thành viên, vốn điều lệ 3,372 tỷ đồng; một số HTX tham gia chương trình OCOP. Qua đánh giá, hầu hết các HTX đều có doanh thu, lợi nhuận như HTX Việt Thành doanh thu bình quân từ 1,5 - 03 tỷ đồng/năm, lợi nhuận từ 50 - 100 triệu đồng... thu nhập bình quân của lao động trong HTX từ 3,2 - 06 triệu đồng/tháng. Huyện có 14/18 HTX nông nghiệp, thực hiện tốt việc liên kết trong sản xuất, có 03 HTX liên kết theo chuỗi giá trị lúa với Tập đoàn Lộc Trời, diện tích 1.649,7ha, có 1.019 hộ tham gia. Trên 80% diện tích cây trồng sử dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất và hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
Các xã đều có mô hình kiên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực bền vững: mô hình liên kết sản xuất lúa thương phẩm kết hợp sử dụng phân hữu cơ vi sinh ở các xã Phong Phú, Thông Hòa, Châu Điền, Hòa Tân; diện tích 393,4ha/556 hộ; có 90% diện tích sản xuất lúa ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới; doanh thu từ trồng lúa 167,3 triệu đồng/ha/năm, tăng 49,5 triệu đồng/ha/năm so với năm 2020. Bên cạnh đó, hình thành vùng sản xuất hàng hóa, chuyên canh cây ăn trái an toàn, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu; doanh thu từ vườn cây ăn trái 350 triệu đồng/ha/năm, tăng 157,2 triệu đồng/ha/năm so với năm 2020.
Thực hiện Chương trình hành động số 20-CTr/HU, ngày 13/02/2018 của Ban Thường vụ Huyện ủy “Về lãnh đạo phát triển một số cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh đến 2020, định hướng đến 2025”, huyện xây dựng Kế hoạch số 07/KH-UBND, ngày 15/3/2018 nhằm định hướng sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực, phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, quy hoạch sản phẩm chủ yếu cấp huyện và xã; huyện định hướng phát triển 07 loại cây trồng chủ lực (lúa, cam, bưởi, xoài, nhãn, chuối, dừa); về chăn nuôi phát triển 03 loại vật nuôi chủ lực (heo, bò và gia cầm), về nuôi trồng thủy sản phát triển 03 mặt hàng chủ lực (tôm càng xanh, cá tra, cá lóc).
Thực hiện Quyết định số 1142/QĐ-TTg, ngày 02/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; với mục tiêu: “Phát triển các ngành công nghiệp chế biến, may mặc, giày da, phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hàng hóa an toàn. Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng lợi thế về du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn, du lịch văn hóa, lễ hội của các dân tộc”... từ nay đến năm 2025, huyện tập trung phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực để tiếp tục đầu tư, phát triển kinh tế; chủ động mời gọi, kết nối với DN đến đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người dân. Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, nhất là tái cơ cấu toàn diện.
Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN
Năm 2023, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Trà Vinh xếp thứ 07 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, đạt mục tiêu đề ra. Đây là kết quả đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và cam kết của tỉnh Trà Vinh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và tăng cường sức mạnh kinh tế.