26/08/2020 06:50
Đến nay, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với các địa phương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất, hướng đến phát triển cây trồng, vật nuôi mũi nhọn, nâng cao chất lượng sản phẩm; bám sát vào quy hoạch và hoàn thành các vùng chuyên canh cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhân rộng vùng sản xuất lúa chất lượng cao. Đặc biệt, khôi phục và tái đàn heo theo hướng an toàn sinh học; thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn (đường trục nội đồng) ở xã Phong Phú, huyện Cầu Kè.
Để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp, UBND huyện ký kết hợp đồng với các tổ chức kinh doanh, Nhà nước hỗ trợ triển khai dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo Nghị quyết số 78/NQ-HĐND của HĐND tỉnh cho 03 xã Phong Phú, Châu Điền, Hòa Ân với tổng diện tích thực hiện 697,88ha, có 610 hộ tham gia, kinh phí trên 105,91 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ 1,616 tỷ đồng, Nhân dân đối tứng 104,291 tỷ đồng.
Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng và sản xuất Ông Phạm Văn Kha, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Kè cho biết: nhằm tiếp tục nâng cao các tiêu chí đã đạt của huyện NTM, huyện đã huy động các nguồn lực để đầu tư hạ tầng giao thông và hỗ trợ hợp tác xã xây dựng chuỗi sản xuất… tổng nguồn vốn huy động trên 28,4 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách Trung ương 12,9 tỷ đồng (đã giải ngân trên 03 tỷ đồng), vốn ngân sách địa phương 15,5 tỷ đồng (giải ngân 11,439 tỷ đồng). |
Huyện huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ Nhân dân, thông qua hoạt động tín dụng đã cho vay với tổng dư nợ đến cuối tháng 7/2020 trên 1.036 tỷ đồng; tạo điều kiện cho nông dân nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh, đem lại giá trị kinh tế, thu nhập cao, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hoạt động đa dạng ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề, tạo doanh thu, việc làm, thu nhập ổn định cho lao động tại địa phương.
Theo ông Ông Minh Phúc, Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Cầu Kè: hiện trên địa bàn huyện do phần lớn các cơ sở ở lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ, nên tác động do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 không lớn; các cơ sở vẫn duy trì hoạt động và giải quyết tốt nguồn lao động tại địa phương. Riêng lĩnh vực dịch vụ - thương mại có giảm về sức tiêu thụ. Đến nay, Cầu Kè có 121 công ty, doanh nghiệp (07 tháng đầu năm 2020 phát triển mới 07 doanh nghiệp) và 17 hợp tác xã; giá trị công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp thực hiện đạt 402,83 tỷ đồng (kế hoạch 769 tỷ đồng) tăng 15,56%; thương mại - dịch vụ đạt doanh thu 2.447/4.017 tỷ đồng kế hoạch, tăng 20,1% so với cùng kỳ.
Trong đầu tư xây dựng cơ bản, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được UBND huyện tập trung chỉ đạo thực hiện, đảm bảo giải ngân tốt nguồn vốn theo đúng tiến độ. Đến cuối tháng 7/2020, Cầu Kè đã giải ngân được 43,363/101,058 tỷ đồng, trong này có 39 công trình đạt 100%, 21 công trình có tiến độ đạt trên 50% và 13 công trình có tiến độ đạt dưới 50%. Giá trị ngành xây dựng thực hiện được 1.847/3.075 tỷ đồng, đạt 60,08% kế hoạch.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Năm 2023, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Trà Vinh xếp thứ 07 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, đạt mục tiêu đề ra. Đây là kết quả đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và cam kết của tỉnh Trà Vinh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và tăng cường sức mạnh kinh tế.