01/10/2020 15:15
Ông Hai Sang hài lòng với những mẫu chai rượu thương hiệu Hai Sang (Tư Nô). |
; Công ty ở địa chỉ số 183, Hương lộ 10, ấp Vĩnh Trường, xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành, do bà Nguyễn Ngọc Khanh làm Giám đốc, ông Nguyễn Quang Minh (Hai Sang), Chủ tịch HĐQT. Ông Hai Sang cho biết, ông là thế hệ thứ ba đã gìn giữ, bảo vệ và phát triển thương hiệu rượu Xuân Thạnh nói chung, thương hiệu Hai Sang (Tư Nô) nói riêng. Trước năm 2000, rượu của ông Hai Sang chủ yếu là rượu đế (rượu trắng), các cơ sở ở Làng nghề sản xuất rượu Xuân Thạnh chủ yếu bán cho người tiêu dùng trong tỉnh, đơn vị đo lường chủ yếu qua lít. Từ năm 2000, sản phẩm rượu Xuân Thạnh Hai Sang được đóng thành chai, loại 500ml, có tên Lão tửu. Sau khi sản phẩm có loại chai, cầu vượt cung, nên đến năm 2005, cơ sở cho ra đời thêm 03 sản phẩm mới, cùng thể tích: rượu Xuân Thạnh Hai Sang (Tư Nô) chuối hột, mít và quách. Đến năm 2013, được cơ quan liên quan chứng nhận thương hiệu độc quyền Hai Sang (Tư Nô).
Hiện nay, cơ sở sản xuất rượu Xuân Thạnh Hai Sang (Tư Nô) sản xuất 05 loại sản phẩm: lão tửu, chuối hột, quách, đế và XT, với nhiều mẫu mã chai; nhưng chủ yếu mỗi sản phẩm có 02 loại thể tích chính là 500ml và 650ml; với nhiều loại giá khác nhau, tùy theo độ và tùy theo thể tích. Đối với chai loại 500ml, 19 độ, giá 25.000 đồng/chai; 29 độ, giá 30.000 đồng/chai; 33 độ, giá 35.000 đồng/chai và 36 độ, giá 40.000 đồng/chai.
Đồng thời, thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng, đã có mặt khắp các tỉnh thành trong cả nước. Đặc biệt, từ khi các hệ thống siêu thị trên cả nước hoạt động mạnh, thương hiệu rượu Xuân Thạnh Hai Sang (Tư Nô) có mặt ở những siêu thị lớn, nên nhiều người tiêu dùng biết đến. Gần đây, sản phẩm “đã theo hành lý” đi một số nước; theo đó, kiều bào ở một số nước đã có đơn đặt hàng. Từ nhiều năm qua, năng suất sản xuất của Công ty luôn giữ vững 48.000-49.000 lít/năm. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tuy khó khăn về thị trường tiêu thụ, nhưng nhờ sản phẩm của Công ty đạt danh hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực và sản phẩm OCOP, nên Công ty phấn đấu giữ vững sản lượng.
Quy trình sản xuất rượu Xuân Thạnh cũng khá đơn giản, nhưng nếu không phải là người của làng Xuân Thạnh và bề dày kinh nghiệm gia truyền thì không thể nào sản xuất ra loại rượu Xuân Thạnh có nồng độ cao, hương vị thơm nồng, đặc trưng. Nếp được nấu chín, để nguội nhưng vẫn còn đủ độ ấm, trộn đều với các loại men rượu, nhiều dòng nấm mốc, cộng với các dòng nấm men gia truyền, cho vào hủ ủ kín trong 03 ngày. Tiếp theo cho nước với hàm lượng vừa đủ vào hũ cơm rượu đã ủ men và ủ tiếp 03 ngày nữa, sau đó đem chưng cất, trong quá trình chưng cất phải để lửa cháy đều vừa đủ để rượu chưng cất từng giọt đảm bảo nồng độ và hương vị, từ đó cho ra loại rượu đặc trưng, nổi danh Xuân Thạnh.. đó cũng là một trong những bí quyết.
Trong tương lai, nguồn nguyên liệu chuối, quách… đặc biệt là nguồn nếp để sản xuất rượu Xuân Thạnh nói chung, thương hiệu độc quyền Hai Sang (Tư Nô) nói riêng rất dồi dào; về an toàn thực phẩm, Công ty đã được Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công thương hỗ trợ nồi nấu rượu trị giá hơn 40 triệu đồng (tổng giá trị đề án nâng cao quy trình sản xuất hơn 100 triệu đồng). Tuy nhiên, theo ông Hai Sang, rượu Xuân Thạnh là sản phẩm đặc thù, nên phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối Nhà nước rất cao so với các mặt hàng tiêu dùng khác. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân thời điểm Làng nghề ra đời, có 07 cơ sở sản xuất, nay chỉ còn 03 cơ sở. Mặt khác, với năng suất sản xuất như hiện nay, khoảng 48.000 lít/năm, thì mức tiêu thụ điện năng hàng tháng rất lớn, nên ảnh hưởng đến lợi nhuận. Do đó, ông Hai Sang mong muốn tỉnh có chính sách ưu đãi nguồn vốn vay với lãi suất thấp, nhằm triển khai dự án điện năng lượng mặt trời, tổng kinh phí khoảng 0,5 tỷ đồng, nhằm giảm chi phí sản xuất, giá sản phẩm phù hợp, đáp ứng người tiêu dùng.
“Dù khó khăn về một số mặt, nhưng thương hiệu rượu Xuân Thạnh Hai Sang (Tư Nô) đã làm hài lòng người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh; cùng với trách nhiệm của thân tộc, truyền thống của nghề mà tôi có trọng trách bảo tồn, phát triển, nên tôi quyết tâm giữ thương hiệu và phấn đấu không ngừng phát triển đạt 04 sao…”. Ông Hai Sang khẳng định.
Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN
Năm 2023, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Trà Vinh xếp thứ 07 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, đạt mục tiêu đề ra. Đây là kết quả đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và cam kết của tỉnh Trà Vinh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và tăng cường sức mạnh kinh tế.