22/08/2021 08:49
Nông dân xã Long Hiệp, huyện Trà Cú thu hoạch lúa.
Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh cơ cấu lại thời vụ và mùa vụ sản xuất phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu; khuyến khích nông dân áp dụng các quy trình sản xuất bền vững, thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) theo hướng tiết kiệm nước, tăng hiệu suất sử dụng phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, giảm phát thải, bảo vệ môi trường. Tiếp tục du nhập, khảo nghiệm các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao để khuyến cáo sản xuất đại trà; vận động nông dân sử dụng giống xác nhận và giống lúa chất lượng cao, chống chịu tốt với hạn, mặn; đồng thời, phát triển các loại giống theo nhu cầu của thị trường xuất khẩu để từng bước chuyển sang canh tác lúa có chất lượng cao, đặc sản phục vụ tiêu dùng trong nước và các thị trường có tiêu chuẩn cao.
Đồng thời, cơ giới hóa đồng bộ các khâu sản xuất, ứng dụng khoa học - công nghệ giảm tối đa chi phí sản xuất, vật tư nông nghiệp nhằm tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao thu nhập cho người sản xuất. Bên cạnh đó, địa phương tổ chức sản xuất, gắn kết với doanh nghiệp theo phương thức cánh đồng lớn; khuyến khích doanh nghiệp và người dân đầu tư vào nông nghiệp, tập trung đầu tư vào chế biến sâu, chế biến phụ phẩm để sản xuất các sản phẩm có giá trị cao từ gạo.
Phát triển cụm cơ sở kho chứa, bảo quản, sơ chế và các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho các vùng sản xuất; nâng cao công nghệ chế biến, bảo quản đáp ứng tiêu chuẩn của các thị trường cao cấp. Tại các khu vực gần vùng chuyên canh, sẽ hình thành khu, cụm công nghiệp chế biến công nghệ cao và trung tâm dịch vụ hậu cần để kết nối ra thị trường; củng cố lại hoạt động xuất khẩu lúa gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; hình thành các chuỗi bán lẻ tại vùng chuyên canh, đô thị lớn, khu công nghiệp. Đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng các vùng chuyên canh, bao gồm: giao thông, điện, thủy lợi nội đồng, trạm bơm điện; hệ thống phơi sấy và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất. Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư cơ giới hóa để giảm tổn thất trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh xuống còn dưới 07% đến năm 2030.
Đối với những diện tích trồng lúa kém hiệu quả, tỉnh Trà Vinh đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Giai đoạn 2021-2025, chuyển đổi khoảng 8.084ha sang cây hàng năm, sang cây lâu năm, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Giai đoạn này, tỉnh cũng xây dựng 24 mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên tổng diện tích 4.850ha; giúp liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân, từ đầu vào đến đầu ra trong sản xuất.
Ông Phạm Minh Truyền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, từ năm 2017 đến nay, tỉnh đã chuyển đổi 10.647ha đất lúa chuyển đổi sang trồng cây hàng năm khác, cây ăn trái, cây dừa và kết hợp với nuôi thủy sản hiệu quả tăng từ 1,22 - 7,63 lần so với trước khi chuyển đổi. Tuy diện tích đất trồng lúa giảm nhưng sản lượng hàng năm vẫn đạt từ 1,1 - 1,2 triệu tấn nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới, cơ giới hóa và sử dụng giống lúa chất lượng cao, từ đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm lúa gạo, giảm được chi phí và tăng thu nhập cho người sản xuất lúa.
Bài, ảnh: THANH HÒA
Năm 2023, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Trà Vinh xếp thứ 07 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, đạt mục tiêu đề ra. Đây là kết quả đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và cam kết của tỉnh Trà Vinh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và tăng cường sức mạnh kinh tế.