17/08/2021 09:28
Kế hoạch nhằm đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhằm thúc đẩy chuyển đổi nhanh từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với liên kết theo chuỗi giá trị giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp.
Trong đó, hợp tác xã làm nòng cốt nhằm khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, quản lý chất lượng và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp khó khăn. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và huy động nguồn lực đầu tư, đổi mới kỹ thuật và công nghệ, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, lao động và nguồn vốn góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người sản xuất.
Kế hoạch đề ra những chỉ tiêu cụ thể, đáng quan tâm: phấn đấu đến năm 2025, tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt khoảng 03%/năm; nâng giá trị sản xuất bình quân đất trồng trọt đạt 145 triệu đồng/ha/năm; tổng diện tích cây trồng hàng năm đạt 259,75 ngàn héc-ta, sản lượng đạt 2,73 triệu tấn và sản lượng cây lâu năm đạt khoảng 647.000 tấn.
Tăng trưởng ngành chăn nuôi trên 05%/năm; khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung chiếm 20%, sản lượng thịt hơi đạt khoảng 100.000 tấn; giá trị đất sản xuất nuôi thủy sản đạt 380 triệu đồng/ha/năm; tăng trưởng ngành thủy sản bình quân 05%/năm; diện tích nuôi thủy sản đạt 58.000 héc-ta, sản lượng 298.530 tấn.
Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác xã và liên kết đạt từ 30% trở lên... Đặc biệt, phấn đấu xây dựng 105 mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp cho các ngành hàng chủ lực như: lúa, gạo, cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày và các loại cây hàng năm khác... với tổng diện tích 11.790ha và tập trung củng cố, phát triển hợp tác xã theo chuỗi giá trị nông sản an toàn, chất lượng cao.
Đến năm 2030, nâng giá trị sản xuất bình quân đất trồng trọt đạt 160 triệu đồng/ha/năm; phấn đấu xây dựng 160 mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp cho các ngành hàng chủ lực... Đồng thời, kế hoạch còn đề ra một số chỉ tiêu quan trọng khác có liên quan đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của nông dân ở các lĩnh vực: chăn nuôi, trồng trọt... trên địa bàn tỉnh.
Trên tinh thần kế hoạch đã ban hành, Chủ tịch UBND tỉnh giao các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã và thành phố tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp thực hiện hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra.
TRƯỜNG ON
Năm 2023, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Trà Vinh xếp thứ 07 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, đạt mục tiêu đề ra. Đây là kết quả đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và cam kết của tỉnh Trà Vinh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và tăng cường sức mạnh kinh tế.