12/07/2020 06:09
Cán bộ, giảng viên trường đại học, cao đẳng và doanh nghiệp ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo.
Ông Lương Mạnh Dương, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) SV Trường Đại học Trà Vinh
Về dịch vụ kinh doanh tổng hợp phục vụ học tập và sinh hoạt của SV; với sự phát triển của Trường và quy mô cán bộ, giảng viên, SV và học viên, việc thành lập mô hình HTX là việc làm cần thiết. Đây là mô hình tích hợp có nhiều dịch vụ đa dạng và đáp ứng nhu cầu trên. Bên cạnh đó, sự ra đời của mô hình HTX tại Trường là kênh dịch vụ tiện lợi, nhằm hỗ trợ đầu ra sản phẩm cho SV, nông dân sau thu hoạch, HTX chuyên kinh doanh mặt hàng nông sản cũng như của các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh tại làng nghề; góp phần giải quyết việc làm cho SV, tạo nguồn thu nhập và giảm gánh nặng về tài chính trong suốt thời gian học tập.
HTX thành lập tháng 6/2018 với 559 thành viên với vốn điều lệ 400 triệu đồng. Đây là mô hình HTX trường học được Trường Đại học Trà Vinh, Dự án SME Trà Vinh hỗ trợ từ quỹ đất, giấy phép khai thác và kinh doanh các dịch vụ kinh doanh ăn uống, văn phòng phẩm, sách, tài liệu học hay đặc sản của tỉnh, quà lưu niệm, logo, thể thao, văn hóa, như giặt - sấy - ủi, coop store (cửa hàng tiện lợi), sân bóng đá, quán cà phê,... hay các hoạt động đang có nhu cầu, như tổ chức sự kiện, hướng dẫn du lịch, tổ chức các tour du lịch… đây là các dịch vụ mới chưa có tại Trường, nhằm giúp HTX ổn định tổ chức, có chi phí để hoạt động trong thời gian đầu. Đó là những hỗ trợ có giá trị nhằm giúp HTX nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường và giảm chi phí hoạt động HTX. Ngoài ra, HTX được Trung tâm Đào tạo và Tư vấn kinh tế hợp tác (CCD) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ, giúp HTX xác định cơ hội, xây dựng phương án kinh doanh với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển của mô hình HTX của trường.
Ông Lê Nhật Quang, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp Trường Cao đẳng Kiên Giang: một số giải pháp thúc đẩy, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong học sinh, sinh viên (HSSV)
Để tạo hiệu ứng, cộng hưởng tích cực trong HSSV Trường Cao đẳng Kiên Giang về tinh thần khởi nghiệp và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Trường đã tích cực xây dựng các biện pháp nhằm khích lệ tinh thần khởi nghiệp cũng như trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho HSSV. Hướng đi đó vừa giúp nhà trường đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp, vừa giúp HSSV nhạy bén trong tư duy và phát triển những ý tưởng tiềm ẩn.
Trường Cao đẳng Kiên Giang đã thành lập “không gian ý tưởng khởi nghiệp” cho HSSV với tên gọi là “Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp KGC” trực thuộc Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Kiên Giang. Trung tâm đi vào hoạt động, nhằm phục vụ HSSV có điều kiện gặp gỡ, chia sẻ kiến thức liên quan khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và cùng nhau xây dựng ý tưởng, dự án khởi nghiệp và tham gia hội thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp KGC năm 2019” do Trường Cao đẳng Kiên Giang tổ chức. Bên cạnh đó, để nâng cao kiến thức và kỹ năng cho HSSV về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ khâu hình thành ý tưởng, truyền đạt ý tưởng đến nhiều người và hiện thực hóa thành các dự án khởi nghiệp, Trường đã tổ chức hội thảo, tập huấn cho HSSV khởi nghiệp; đồng thời tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Qua đó, nhằm chia sẻ thông tin, giao lưu “cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” trong và ngoài tỉnh thông qua các diễn đàn, mạng xã hội để tìm nhà đầu tư tham gia đầu tư cho các dự án khởi nghiệp của HSSV.
Việc áp dụng các giải pháp trong công tác hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong HSSV của Trường Cao đẳng Kiên Giang bước đầu đạt kết quả khả quan, tạo chuyến biến trong nhận thức của HSSV về khởi nghiệp đổi với sáng tạo. Từ nay đến năm 2025, Trường Cao đẳng Kiên Giang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho HSSV. Tăng cường cơ sở vật chất cho “Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp KGC”, để từng bước nâng cấp thành “vườn ươm khởi nghiệp”; hình thành Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp do Trung tâm hỗ trợ KGC quản lý; thực hiện đưa kiến thức về khởi nghiệp cho HSSV vào chương trình đào tạo các ngành nghề ở các môn học, modun tự chọn. Xây dựng “ngân hàng ý tưởng khởi nghiệp” thông qua các cuộc thi. Từ năm 2021 có ít nhất 01 chương trình hoặc dự án khởi nghiệp/năm của HSSV Trường Cao đẳng Kiên Giang được hỗ trợ vốn để thực hiện ý tưởng khởi nghiệp.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Trường Đại học Đồng Tháp: đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp trong sinh viên
Để thực hiện hiệu quả đề án “Hỗ trợ HSSV khởi nghiệp đến năm 2025”, nhằm giúp SV phát triển các kỹ năng và kiến thức cần thiết để tăng cường khả năng tự thân lập nghiệp, nhà trường đã thực hiện những chương trình kết nối, giao lưu giữa SV với doanh nhân để bàn về câu chuyện lập nghiệp, khởi nghiệp, qua đó nhằm trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho SV. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi để SV hình thành và biến những ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp, hiện thực hóa kiến thức lý thuyết, góp phần tự tạo việc làm sau khi ra trường.
Từ năm 2017 - 2019, Trường Đại học Đồng Tháp đã tổ chức nhiều hoạt động, khơi nguồn khuyến khích các ý tưởng khởi nghiệp của SV; kịp thời cung cấp các kiến thức về khởi nghiệp, cách lập dự án kinh doanh, hỗ trợ SV hình thành và phát triển ý tưởng khởi nghiệp, tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong SV, kết nối các ý tưởng với cộng đồng doanh nghiệp với SV, giảng viên trẻ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại trường, hướng tới phát triển nguồn nhân lực có đạo đức, có tri thức, có bản lĩnh nghề nghiệp, tham gia phục vụ cộng đồng và đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Bài, ảnh: MỸ NHÂN
Năm 2023, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Trà Vinh xếp thứ 07 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, đạt mục tiêu đề ra. Đây là kết quả đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và cam kết của tỉnh Trà Vinh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và tăng cường sức mạnh kinh tế.