30/12/2020 06:16
Ông Huỳnh Nghĩa Thọ, Giám đốc Dự án AMD Trà Vinh tặng giấy khen cho các tập thể có thành tích trong quá trình thực hiện Dự án.
Theo ông Hồng Ngọc Hưng, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018, Sở đã tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch phát triển KT-XH cấp xã và cấp huyện hàng năm (Quyết định số 498/QĐ-UBND, ngày 14/3/2018, làm cơ sở pháp lý áp dụng toàn tỉnh). Thuận lợi trong quá trình triển khai sổ tay cấp xã và cấp huyện thời gian qua là: ở mỗi địa phương cấp xã và cấp huyện đều thành lập và duy trì tổ công tác lập kế hoạch.
Từ năm 2015 đến nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức tập huấn hướng dẫn áp dụng sổ tay cho 4.878 lượt cán bộ của địa phương trong và ngoài dự án. Trong đó, 330 lượt người dự tập huấn sổ tay cấp huyện (thành viên tổ công tác lập kế hoạch và cán bộ các phòng, ban chuyên môn trực tiếp soạn thảo kế hoạch cấp huyện), còn lại cấp xã và phần mềm hỗ trợ tổng hợp. Sau khi được tập huấn, các địa phương đã triển khai quy trình thu thập và tổng hợp ý kiến của cộng đồng để đưa vào kế hoạch. Các bước thực hiện cơ bản đảm bảo theo hướng dẫn của sổ tay cấp xã và cấp huyện.
Qua 05 năm triển khai, có khoảng 66.689 lượt người tham dự các cuộc họp tại ấp, khóm; trong đó, 13.894 lượt người thuộc hộ nghèo và cận nghèo (chiếm 20,8%), nữ 24.154 lượt người (chiếm 36,2%) và dân tộc thiểu số 14.875 lượt người (chiếm 22,3%). Qua kết quả đánh giá độc lập do Ban Điều phối Dự án AMD thực hiện vào cuối kỳ, 100% kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương đảm bảo 03 yếu tố giảm nhẹ thiên tai, thích ứng BĐKH và thị trường, gắn với yếu tố giảm nghèo; việc lồng ghép các yếu tố này vào kế hoạch được cải thiện, chất lượng từng bước nâng lên.
Việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH theo quy trình đã góp phần phát triển KT-XH của tỉnh, tăng trưởng GRDP giai đoạn 2016-2020 bình quân 11,22%/năm, đây là tốc độ tăng trưởng khá cao so với cả nước và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư, nâng cấp; thu ngân sách, huy động nguồn vốn phát triển xã hội tăng. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng cải thiện và nâng lên; giáo dục - đào tạo chuyển biến tích cực; sức khỏe của Nhân dân được chăm sóc tốt hơn…
Thực hiện Dự án AMD Trà Vinh, việc lập kế hoạch tính đến BĐKH là một trong những tiểu hợp phần quan trọng. Mục tiêu của tiểu hợp phần này là xây dựng năng lực cộng đồng, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng BĐKH dựa vào cộng đồng nhạy cảm về giới và lồng ghép yếu tố BĐKH vào kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh; quy trình lập kế hoạch trung, dài hạn của tỉnh, cũng như tiến hành đối thoại chính sách cấp tỉnh về vấn đề này. Tiểu hợp phần được thiết kế với 02 hoạt động: lập kế hoạch giảm nhẹ thiên tai và thích ứng dựa vào cộng đồng lập kế hoạch thích ứng BĐKH. Các xã lập 579 kế hoạch giảm nhẹ thiên tai và thích ứng BĐKH dựa vào cộng đồng, vượt chỉ tiêu cần đạt là 30 xã. Các kế hoạch giảm nhẹ thiên tai và thích ứng BĐKH dựa vào cộng đồng được tích hợp vào quy trình lập kế hoạch được triển khai thí điểm trong các năm 2015 - 2016 tại 30 xã dự án và 19 xã còn lại thuộc 02 huyện Châu Thành, Cầu Ngang; mở rộng đến 106/106 xã, phường, thị trấn thuộc 09 huyện, thị xã vào năm 2017 và toàn bộ các xã, phường, thị trấn của tỉnh vào năm 2018 (Quyết định số 498/UB-UBND, ngày 14/3/2018 của UBND tỉnh Trà Vinh về việc ban hành sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch KT-XH cấp xã và huyện hàng năm).
Ngoài cấp xã, việc lập kế hoạch có yếu tố giảm nhẹ thiên tai và thích ứng BĐKH cũng được thực hiện ở cấp huyện, bắt đầu thí điểm ở 02 huyện Cầu Ngang và Châu Thành, mở rộng ra toàn bộ 07 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố vào năm 2017 và cũng được thể chế hóa vào năm 2018. Các yếu tố giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng và thích ứng BĐKH thể hiện rõ nhất trong kế hoạch xã qua việc chọn các cây con thích ứng cho sản xuất nông nghiệp. Nhờ tham gia lập kế hoạch, được tập huấn nâng cao nhận thức về thích ứng BĐKH, nên kịp thời khắc phục những tác động của đợt khô hạn, thiếu nước năm 2016; phương thức sản xuất của người dân dần dần thay đổi. Bên cạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật, phương pháp sản xuất thích ứng được ứng dụng rộng rãi: công nghệ tưới nước tiết kiệm, ủ phân hữu cơ vi sinh, làm đất vùi phân để giảm thất thoát…
Thời gian tới, để duy trì và nâng cao chất lượng lập kế hoạch thích ứng BĐKH cấp xã, cấp huyện, Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo lập kế hoạch phù hợp với sổ tay hướng dẫn và chỉ đạo của Trung ương; tham mưu lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai và thích ứng BĐKH vào kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 05 năm và hàng năm; chỉ đạo kiện toàn tổ lập kế hoạch cấp huyện và cấp xã; kiểm tra thực hiện quy trình lập kế hoạch hàng năm trên địa bàn tỉnh.
Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN
Theo ông Hồng Ngọc Hưng, qua hơn 05 năm thực hiện nhiệm vụ với nhiều lần điều chỉnh, tích hợp các công cụ tương ứng với từng nội dung, đến nay công tác lập kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm ở cấp xã và cấp huyện cơ bản đã đi vào ổn định với sự hỗ trợ của 02 quyển sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch phát triển KT-XH cấp xã, cấp huyện và phần mềm hỗ trợ tổng hợp thông tin của cả 02 cấp. Trong cả 2 quyển sổ tay đều được lồng ghép 04 yếu tố: thứ nhất là, lập kế hoạch có sự tham gia của nhiều thành phần như khối tư, người dân, người có uy tín, người nghèo, dân tộc thiểu số… Thứ hai, định hướng thị trường thông qua việc lựa chọn các chuỗi ngành hàng ưu tiên phát triển trong năm kế hoạch. Thứ ba, chú trọng đến công tác giảm nghèo và bình đẳng giới, cải thiện, nâng cao vai trò của phụ nữ, người yếu thế và thứ tư có tính đến yếu tố BĐKH và giảm nhẹ thiên tai. |
Năm 2023, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Trà Vinh xếp thứ 07 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, đạt mục tiêu đề ra. Đây là kết quả đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và cam kết của tỉnh Trà Vinh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và tăng cường sức mạnh kinh tế.