01/10/2021 07:59
Kế hoạch nhằm huy động các nguồn lực, sự tham gia của các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân và Nhân dân thực hiện có hiệu quả Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 524/QĐ-TTg, từng bước nâng cao chất lượng và độ che phủ của rừng, tăng cường sự tham gia, đóng góp tích cực của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Giai đoạn 2021-2025, trồng mới 1.472ha cây xanh, khoảng 2,1 triệu cây, bao gồm 1.100ha cây phân tán ở vùng đô thị, nông thôn, tương đương 1,1 triệu cây phân tán; 372ha rừng tập trung, tương đương 01 triệu cây rừng. Trung bình mỗi năm trồng mới 420.000 cây xanh, tương đương 294,4ha; trong đó: trồng cây phân tán ở vùng đô thị, nông thôn 220.000 cây (220ha); trồng rừng tập trung 200.000 cây (74,4ha).
Đối với cây xanh phân tán, chọn loài cây trồng phù hợp với mục đích, cảnh quan và điều kiện sinh thái, tập quán canh tác của từng địa phương, từng khu vực cụ thể; ưu tiên trồng cây gỗ lớn, đa mục đích, cây nguy cấp, quý hiếm.
Tại khu vực đô thị, trồng trên vỉa hè đường phố, công viên, vườn hoa; trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, khu, cụm công nghiệp, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, vườn nhà và các công trình công cộng khác.
Ở khu vực nông thôn, trồng trên đất vườn nhà, hành lang giao thông, ven sông, kênh, mương, bờ vùng, bờ thửa, trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, khu, cụm công nghiệp, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và các công trình công cộng khác; kết hợp phòng hộ trong khu canh tác nông nghiệp và các mảnh đất nhỏ phân tán; các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, đất bị suy thoái và đất chưa sử dụng…
Đối với rừng phòng hộ, trồng các loài cây có tác dụng phòng hộ chắn sóng lấn biển, chắn gió, chắn cát bay, cây có bộ rễ sâu bám chắc, ưu tiên cây bản địa và có khả năng chống chịu, sinh trưởng, phát triển tốt.
Đối với rừng sản xuất, tập trung trồng các loài cây có năng suất, giá trị, chất lượng cao, khuyến khích sử dụng các giống cây sản xuất bằng mô, hom; kết hợp trồng cây gỗ sinh trưởng nhanh và cây gỗ lớn dài ngày. Ưu tiên trồng các loài cây ngập mặn có giá trị kinh tế, chú trọng trồng các cây họ đước - Rhizophoraceae.
Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương thực hiện.
HỒNG NHUNG
Năm 2023, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Trà Vinh xếp thứ 07 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, đạt mục tiêu đề ra. Đây là kết quả đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và cam kết của tỉnh Trà Vinh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và tăng cường sức mạnh kinh tế.