18/02/2021 06:06
Theo đó, tỉnh hỗ trợ các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP 100% chi phí thiết kế bao bì, nhãn mác và xây dựng câu chuyện sản phẩm với mức tối đa 10 triệu đồng/sản phẩm, mỗi xã được hỗ trợ không quá 3 sản phẩm. Tỉnh hỗ trợ chi phí thuê hoặc xây dựng mới cửa hành kinh doanh sản phẩm OCOP với diện tích tối thiểu 20m2/cửa hàng, mức hỗ trợ 50 triệu đồng/cửa hàng.
Bên cạnh đó, tỉnh hỗ trợ xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ triển lãm với mức hỗ trợ 100% chi phí trưng bày giới thiệu, tìm kiếm thị trường thông qua các hội chợ triển lãm trong nước, nước ngoài; hỗ trợ chi phí tổ chức kết nối giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và nhà phân phối để đưa các sản phẩm vào kênh phân phối. Hỗ trợ 50% chi phí mua nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất cho các cơ sở ngành nghề nông thôn có sản phẩm OCOP, mức hỗ trợ tối đa 500 triệu đồng.
Ngoài ra, các cơ sở có sản phẩm OCOP còn được hỗ trợ nâng sao. Cụ thể, sản phẩm 3 hoặc 4 sao được nâng lên 5 sao, tỉnh hỗ trợ 10 triệu đồng/sản phẩm. Sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao được hỗ trợ 05 triệu đồng/sản phẩm. Trường hợp sản phẩm dưới 3 sao được nâng lên 5 sao, hoặc sản phẩm đạt 5 sao ngay lần xét duyệt đầu tiên, tỉnh hỗ trợ 20 triệu đồng.
Ông Phạm Văn Tám, Giám đốc Sở Công thương cho biết, năm 2020, UBND tỉnh Trà Vinh quyết định công nhận 30 sản phẩm OCOP của 23 doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh đạt hạng 3 sao và 4 sao. Trong đó, có 3 sản phẩm đạt hạng 4 sao gồm: chả hoa của cơ sở sản xuất Năm Thụy, thành phố Trà Vinh; gạo Long Hiệp của Hợp tác xã nông nghiệp Long Hiệp (huyện Trà Cú) và bộ salon tre của hộ kinh doanh Trì Cảnh (huyện Trà Cú). Các sản phẩm đạt hạng 3 sao còn lại chủ yếu thuộc nhóm thực phẩm.
Sở Công thương tỉnh Trà Vinh đang phối hợp với các ngành liên quan, UBND các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP, với các hoạt động cụ thể như: xây dựng, quản lý logo nhận diện; hỗ trợ đầu tư ứng dụng thiết bị công nghệ tiên tiến để phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn hiệu, xây dựng quy trình đóng gói; đăng ký nhãn hiệu, áp dụng và công bố các tiêu chuẩn chất lượng; hỗ trợ xúc tiến thương mại…
THANH HÒA
Thực hiện phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp do các cấp Đoàn phát động, thời gian qua đã thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện Cầu Kè hưởng ứng tích cực, qua đó xuất hiện ngày càng nhiều mô hình của đoàn viên, thanh niên làm ăn có hiệu quả, đem lại thu nhập kinh tế gia đình ổn định. Anh Nguyễn Đăng Khoa, ở ấp Hội An, xã Hòa Tân là một trong những tấm gương thanh niên tiêu biểu như thế.